Skip to content

HITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất an

HITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất an

Qua những bài đánh giá từng tập của HITMAN, chắc là bạn đọc cũng đã có cho mình một cái nhìn tổng quát về chất lượng của tựa game này rồi phải không? Giờ đây khi mà cả sáu tập của game đã ra mắt (không tính một tập phụ không liên quan đến tuyến truyện của game), thiết nghĩ rằng chúng ta đã có đủ căn cứ để tự tin khẳng định rằng đây là một dự án thành công của IO Interactive, một phiên bản Hitman mà người hâm mộ dòng game này đã phải chờ đợi quá lâu rồi.

Không chỉ “hay” một cách đơn thuần, HITMAN đích thị là một tựa game cần được mô tả bằng từ “gây nghiện”. Bạn dễ dàng bị cuốn vào thế giới của game đến quên cả giờ giấc khi mải mê khám phá mỗi màn chơi, tìm kiếm những cơ hội tiếp cận mục tiêu, lên kế hoạch và thử nghiệm những ý tưởng của mình. Thậm chí, với riêng người viết, HITMAN hút hồn đến nỗi đây chính là tựa game đầu tiên có ảnh hưởng đến lối sống của người viết trong đời thực. Chính xác là sau khoảng hơn 180 giờ chơi được dành cho ba tập đầu, người viết chợt nhận ra mình đã vô thức hình thành một sự cảnh giác trong sinh hoạt hàng ngày mà trước đây chưa từng có.

Giờ đây, hầu như lúc nào người viết cũng chú ý đảo mắt tìm kiếm những nguy cơ mất an toàn tiềm tàng để mà tránh xa, chẳng hạn như những chậu hoa được để chông chênh trên thành lan can nhà cao tầng hay những chiếc bình khí nén mà chẳng có gì đảm bảo là chúng không thể phát nổ. Tất nhiên, tất nhiên, người viết không hề nghĩ rằng mình là một nhân vật “quan trọng” đến mức “xứng đáng” để cho “ai đó” như 47 “để ý”, chỉ là HITMAN đã khiến người viết nhân thức được rõ ràng rằng trong cuộc sống hàng ngày, có quá nhiều những mối nguy ẩn khuất đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của con người cần phải phòng tránh mà thôi. Còn bạn, đã có tựa game nào có ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của bạn như thế chưa?

“Tám” mãi cũng nhàm nhỉ? Thôi, nào chúng ta cùng nhìn lại HITMAN trong hình hài trọn vẹn nhé! Thật đáng tiếc, bên cạnh những lý do để chúng ta tin tưởng vào một sự trở lại dài hơi trong những hình hài chất lượng của Hitman, HITMAN cũng đồng thời khiến chúng ta lo ngại về viễn cảnh các phiên bản tương lai của dòng game này sẽ tiếp tục mang trong mình những khuyết điểm của phiên bản mới nhất vừa kết thúc.[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

HITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất an
HITMAN: Episode 5 – Colorado – Đánh Giá Game
HITMAN: Episode 4 – Bangkok – Đánh Giá Game
HITMAN: Episode 3 – Marrakesh – Đánh Giá Game
HITMAN: Episode 2 – Sapienza – Đánh Giá Game
Bí kíp trở thành 47 thực thụ trong HITMAN
HITMAN: Intro Pack – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BA NIỀM HI VỌNG[/su_heading]

1. SỰ TỰ DO TRỞ LẠI

Trong đội ngũ hiện tại của Vietgame.asia có một người (ồ, không phải người viết đâu, à mà nếu thường xuyên theo dõi các bài đánh giá game của Vietgame.asia thì bạn thử đoán xem người đó là ai nào?) mà mỗi khi nhắc đến Hitman: Absolution, người đó lại khiến người viết ngỡ ngàng trước khả năng sỉ vả, lăng mạ đạt trình độ thượng thừa đối với tựa game này. Mỗi lần như thế, người viết có một cảm nhận rất đỗi rõ ràng rằng người đó vĩnh viễn không bao giờ muốn nghe thấy, nhìn thấy cái tên Hitman: Absolution thêm bất kỳ một lần nào nữa trong đời mình.

Làm sao mà một tựa game được đánh giá tốt bởi cộng đồng người chơi (các bài đánh giá game trên Steam là một ví dụ) cũng như bởi giới chuyên môn lại có thể khiến một người căm ghét mình đến thế? Chính vì thắc mắc này mà trong thời gian giãn cách gần hai tháng rưỡi giữa tập batập bốn của HITMAN, người viết đã quyết định thử trải nghiệm hầu hết các phiên bản Hitman cũ để chứng thực những “cáo buộc” của “người ấy” đối với Hitman: Absolution. Và quả đúng thật là thế, người tiền nhiệm gần nhất của HITMAN chính xác là một sự sỉ nhục của dòng game Hitman và của cả cộng đồng đam mê thương hiệu này.

Vì sao ư? Vì rất nhiều nguyên nhân nhưng nổi cộm hàng đầu trong số đố là bởi Hitman: Absolution đã phản bội một cách ghê tởm không riêng gì Hitman mà còn là cả thể loại hành động lén lút khi quay lưng với một trong những giá trị quan trọng nhất của dòng game này, của thể loại game này – sự tự do trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của người chơi.

Một tựa game Hitman nhất thiết, nhất quyết phải mang đến cho người chơi những màn chơi mà ở đó, họ có toàn quyền quyết định lựa chọn cách mà họ sẽ dùng để thanh toán mục tiêu của mình giữa thật nhiều những phương án đa dạng, phong phú. Hitman: Absolution, đáng xấu hổ thay, lại không phải là một sản phẩm đạt được chuẩn mực đó, theo một cái cách hết sức đáng quên.HITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất anHITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất anĐến với HITMAN, IO Interactive, may thay, đã hiểu rõ rằng hướng đi của mình với Hitman: Absolution là một sự sai lầm kinh khủng và quyết tâm sửa đổi. Bất kể là màn chơi nào trong tập nào, người chơi đều có thể dễ dàng nhận ra tôn chỉ hướng đến sự tự do được đề cao hết sức trong lối thiết kế của HITMAN. Có rất nhiều vật thể mà bạn có thể tùy ý tương tác theo rất nhiều cách khác nhau, cho phép bạn theo đuổi rất nhiều những phương án tiếp cận và thực hiện nhiệm vụ của mình.

Chẳng hạn, một chiếc bình chữa cháy không chỉ có thể dùng như vũ khí để đánh ngất bất kỳ ai hay quăng đi đâu đó để gây tiếng động nhằm dẫn dụ những NPC khác nhau, mà còn có thể trở thành một “quả bom” nhỏ với sức sát thương chết người khi bị rò rỉ; súng không chỉ có thể được dùng để hạ sát mục tiêu một cách trực tiếp mà còn có thể được dùng để tác động lên nhiều vật thể khác nhau (bắn nổ bình gas chẳng hạn), thậm chí, bạn có thể cố tình “làm rơi” súng trên nền đất, khiến các NPC nhất định như lính canh, bảo vệ phải bỏ vị trí canh gác để mà đem chúng đi cất giữ.[su_quote]Bất kể là màn chơi nào trong tập nào, người chơi đều có thể dễ dàng nhận ra tôn chỉ hướng đến sự tự do được đề cao hết sức trong lối thiết kế của HITMAN[/su_quote]Đường đi lối lại trong các bản đồ chơi của HITMAN cũng hoàn toàn không gò bó bạn. Để tiếp cận bất kỳ vị trí nào trong trong màn chơi nào, hầu như bạn sẽ luôn có cho mình ít nhất hai phương án di chuyển. Cửa chính đã bị vài tên bảo vệ cao to “khóa chặt” ư? Hãy đi vòng xung quanh xem, kiểu gì cũng có một (hay một vài) “lối vào” khác ở đâu đó đang chờ bạn khám phá đấy. Nếu không thì tại sao không kiếm một trang phục phù hợp nào đó để cải trang đặng mà qua mắt những tên bảo vệ kia?

Thiết kế màn chơi tốt, không gì khác hơn, chính là tiền đề để IO Interactive mang đến những mục tiêu “chất lượng” cho người chơi “xử lý” trong HITMAN. Mỗi nạn nhân của 47 đều có thể bị tiêu diệt theo rất nhiều cách khác nhau như đánh thuốc độc, “tai nạn”, bắn tỉa… Để tìm ra cho bằng hết những cách thanh toán mục tiêu trong mỗi màn chơi là không hề dễ dàng, đừng bất ngờ rằng tại sao thời gian lại trôi qua nhanh thế khi bạn đắm chìm vào HITMAN.HITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất anSự tự do chính là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên giá trị chơi lại nói riêng và giá trị chơi nói chung của HITMAN, và đây cũng là lý do chính để khẳng định rằng, đây chính là phiên bản Hitman mà những ai yêu thích dòng game này nói riêng và thể loại hành động lén lút đã chờ đợi từ lâu lắm rồi.[su_divider]HITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất an

2. MỘT HITMAN DÀNH CHO MỌI NGƯỜI

Thể loại hành động lén lút vốn là dòng game tương đối “kén” người chơi. Nguyên nhân là bởi chúng đòi hỏi ở bạn khả năng tính toán, lên kế hoạch tỉ mỉ, hành động chính xác, dứt khoát và đôi khi còn là lòng kiên nhẫn mà lắm khi là ở mức độ khắc khe.

Vậy làm sao để HITMAN trở thành một tựa game dễ tiếp cận ngay cả với những người “gà mờ” nhất trong nghiệp làm “sát thủ”? Giải pháp của IO Interactive không phải là làm game dễ đi – một bước đi “tự sát” đúng nghĩa của dòng game Hitman – mà là xây dựng một hệ thống hỗ trợ hữu ích để giúp bất kỳ ai cũng có thể làm quen và tiến đến làm chủ game, đồng thời đảm bảo những ai yêu thích thử thách vẫn có thể tìm được niềm vui trọn vẹn trong HITMAN.[su_quote]nếu bạn là một người yêu thử thách thì đơn giản là hãy quên đi những sự hỗ trợ hữu ích để trải nghiệm HITMAN một cách “thuần khiết” nhất[/su_quote]Hệ thống Cơ Hội (Opportunity) sẽ “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn bạn tiếp cận mục tiêu theo nhiều cách khác nhau một cách kĩ càng. Bên cạnh việc hỗ trợ bạn hoàn thành nhiệm vụ, hệ thống này còn là phương tiện tuyệt vời giúp bạn khám phá, nắm bắt màn chơi khi mới làm quen với bản đồ chơi mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng năng lực Cảm Ứng (Instinct) để “nhìn xuyên tường” nhằm theo dõi tốt hơn sự di chuyển của mục tiêu cũng như những NPC khác trong màn chơi trong một phạm vi nhất định.

Còn nếu bạn là một người yêu thử thách thì đơn giản là hãy quên đi hai sự hỗ trợ hữu ích trên để trải nghiệm HITMAN một cách “thuần khiết” nhất, chắc chắn “máu khổ râm” của bạn sẽ được thỏa mãn ở cấp độ cao đấy! Chỉ riêng việc tìm hiểu bản đồ chơi một cách kĩ lưỡng thôi cũng đủ để bạn tốn kha khá thời gian rồi, chưa tính đến việc tìm cách tiếp cận và hạ thủ mục tiêu đâu!

Ngoài những màn chơi chính của mỗi tập, mỗi bản đồ chơi, HITMAN còn có cho mình những phần chơi phụ như Contract, Escalation hay Elusive Target với điểm chung là ở đó, người chơi phải “thanh toán” những mục tiêu do chính mình hay những người chơi khác hoặc cũng có thể là nhà làm game chỉ định với những điều kiện đặc biệt đôi khi là khá ngặt nghèo, oái oăm tùy vào độ sáng tạo của người tạo màn chơi. Một lần nữa, nhờ vào lối thiết kế bản đồ chơi chất lượng cùng lối chơi tự do của mình, HITMAN lại tỏa sáng với nhưng phần chơi phụ, mang đến không ít “giá trị gia tăng” trong trải nghiệm của người chơi bên cạnh những phần chơi chính.[su_divider]

3. PHÁT HÀNH THEO TẬP

Ngay từ khi HITMAN được công bố sẽ là một tựa game phát hành theo tập, rất rất đông người chơi đã không ngừng ca thán về điều này, thậm chí là “thề thốt” tẩy chay game hay nhẹ nhàng hơn là sẽ chỉ mua game khi toàn bộ các tập của game đã được phát hành trọn vẹn.

Vậy nhưng hóa ra, IO InteractiveSquare Enix đã rất chính xác với quyết định “chia lẻ” HITMAN của mình. Bởi, giá trị chơi lại không chỉ đơn thuần là một yếu tố quan trọng hình thành nên cái hay của game mà còn là giá trị dứt khoát phải được người chơi trải nghiệm, bằng không sẽ không “cảm” được hết chất lượng của HITMAN, đồng nghĩa với việc công sức, tâm huyết mà các nhà làm game đã đổ vào game sẽ không được đánh giá đúng mức.

Bằng việc phát hành theo từng tập với thời gian giãn cách giữa các tập khoảng tầm một tháng, HITMAN cho người chơi đủ thời gian để khám phá, trải nghiệm từng bản đồ chơi của mình chi tiết nhất, trọn vẹn nhất. Nhờ thế, cái hay, cái “chất” của HITMAN nói chung và từng màn chơi của game nói riêng mới được truyền tải, cảm nhận đầy đủ, rõ ràng theo cái cách mà phương thức phát hành “trọn gói” toàn bộ các màn chơi của game trong một chỉnh thể rất có thể sẽ không làm được.[su_quote]IO Interactive và Square Enix đã rất chính xác với quyết định “chia lẻ” HITMAN của mình[/su_quote]HITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất anHITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất an[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BA NỖI BẤT AN[/su_heading]

1. “PHONG ĐỘ” THIẾU ỔN ĐỊNH

HITMAN đã liên tiếp có những màn thể hiện ấn tượng trong ba tập đầu lấy bối cảnh tại Paris (Pháp), Sapienza (Italy)Marrakesh (Marocco), thế nhưng lại đánh mất mình một cách khó hiểu trong tập bốn tại Bangkok (Thái Lan) sau hơn hai tháng “tạm nghỉ” sau tập ba với một bản đồ chơi thiếu sức hút. Đến tập năm tại Colorado (Mỹ), bằng những thay đổi trong lối thiết kế màn chơi, IO Interactive đã phần nào đó giúp người chơi tìm lại cảm hứng với game nhưng chỉ đến tập sáu vừa qua tại Hokkaido (Nhật Bản), HITMAN mới thực sự trở lại là mình – tựa game đã hút hồn người chơi trong suốt ba tập đầu tiên.[su_quote]tập bốn và tập năm của HITMAN không hề tệ, chỉ là so với ba tập đầu của game thì đó là những bước thụt lùi khá là khó chấp nhận[/su_quote]Công bằng mà nói, tập bốntập năm của HITMAN không hề tệ, chỉ là so với ba tập đầu của game thì đó là những bước thụt lùi khá là khó chấp nhận mà ở đó, IO Interactive cho thấy dường như họ phần nào đó đã “ngủ quên trên chiến thắng” để rồi phải vội vàng sửa sai một cách không trọn vẹn.[su_divider]HITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất an

2. MỘT CỐT TRUYỆN KHÔNG NÊN TỒN TẠI

Với thời lượng hạn hẹp của các đoạn phim ngắn sau mỗi tập của mình, HITMAN đã chỉ có thể truyền tải đến người chơi một cốt truyện hạng B mà khi nó (tạm) khép lại sau tập sáu, vẫn còn quá nhiều những mâu thuẫn chưa được giải quyết thấu đáo, quá nhiều những uẩn khúc chưa được lý giải trọn vẹn. Phải chăng đây là cách để IO Interactive, một cách đầy “tinh tế”, úp mở với người chơi rằng các tập tiếp theo của HITMAN trong các mùa sau của game sẽ là nơi câu chuyện còn dang dở này sẽ được hoàn thiện?

“Không làm thì thôi, đã làm thì hãy làm cho tử tế”, thà rằng IO Interactive xây dựng HITMAN thành một tựa game không có cốt truyện chỉ tập trung xoay quanh “công việc” hàng ngày của 47 với các nhiệm vụ trải rộng toàn cầu của gã đầu trọc này, thì sẽ tốt hơn là cố nhồi vào game một cốt truyện nửa vời như thế, khiến HITMAN bị “mất điểm” một cách không đáng có.[su_quote]Với thời lượng hạn hẹp của các đoạn phim ngắn sau mỗi tập của mình, HITMAN đã chỉ có thể truyền tải đến người chơi một cốt truyện hạng B[/su_quote][su_divider]

3. ĐỒ HỌA THIẾU ẤN TƯỢNG, TỒN ĐỌNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT

Trong lần đầu đặt chân vào bất kỳ màn chơi nào của HITMAN, khéo là bạn sẽ phải tốn chút công sức để tự thuyết phục mình rằng đây là một tựa game ra mắt trong năm 2016. Thật sự là khó mà không cảm thấy ngao ngán khi IO Interactive đã lại “chọn” cho HITMAN một “bộ cánh” bình thường đến mức có lắm chỗ tầm thường đến thế. Nhìn vào chất lượng hình ảnh của HITMAN, sẽ là không dễ dàng gì để bạn lưu lại trong lòng mình một ấn tượng đáng nhớ nào đó ngoài sự thiếu ấn tượng của nó, nhất là khi đôi mắt của bạn đã “no nê” với những Grand Theft Auto V, The Witcher 3: Wild Hunt hay Rise of the Tomb Raider, Tom Clancy’s The Division

Càng đáng nói hơn khi mà với nền đồ họa tầm tầm của mình, HITMAN lại đòi hỏi người chơi PC phải sở hữu một cấu hình máy tính cũng gọi là kha khá để thưởng thức. Bất chấp việc có thể chơi Grand Theft Auto V hay The Witcher 3: Wild Hunt với thiết lập đồ họa khá cao một cách mượt mà, người viết vẫn phải đánh vật ít nhiều với HITMAN ở thiết lập đồ họa trung bình để có được một mức khung hình ổn định để mà trải nghiệm. Ngoài ra, còn phải kể đến việc game không đạt được một bước tiến nào đáng kể về hiệu năng cũng như chất lượng đồ họa khi chạy với DirectX 12 so với DirectX 11.[su_quote]khó mà không cảm thấy ngao ngán khi IO Interactive đã lại “chọn” cho HITMAN một “bộ cánh” bình thường đến mức có lắm chỗ tầm thường đến thế[/su_quote]Ngoài ra, là một tựa game thuần chơi đơn nhưng HITMAN lại đòi hỏi người chơi phải kết nối trực tuyến trong suốt quá trình trải nghiệm, nếu không sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi như không thể sử dụng những lợi thế (vật phẩm, vũ khí, điểm xuất phát, chỗ giấu đồ) mà mình đã “mở khóa” được trong mỗi màn chơi, chưa kể rằng thành tích chơi cũng sẽ không được ghi nhận bên cạnh việc không thể truy cập vào nhiều phần nội dung của game.

Không khó hiểu khi ngay từ lúc game mới ra mắt cho đến tận bây giờ, đây là một trong những yếu tố bị người chơi phản đối nhiều nhất của HITMAN bởi đơn giản, đâu phải lúc nào máy chủ của game cũng như đường truyền kết nối giữa người chơi với những máy chủ đó vận hành trơn tru. Vả lại, đúng thật việc một tựa game không có phần chơi mạng lại đòi hỏi người chơi phải có mạng Internet để tận hưởng trải nghiệm mà mình mang lại một cách trọn vẹn, mới nghe qua thôi, đã thấy “không hợp lý” rồi, dù chúng ta có thể hiểu cho IO InteractiveSquare Enix rằng họ cần phải bảo vệ HITMAN trước những người chơi lậu.HITMAN: Ba niềm hi vọng và ba nỗi bất anTin tốt là sau liên tiếp nhiều bản cập nhật xuyên suốt từ khi HITMAN ra mắt đến nay, IO Interactive đã giải quyết gần như triệt để tình trạng thiểu ổn định của máy chủ game, cũng như mang lại nhiều tinh chỉnh để đảm bảo “thiệt hại” mà người chơi phải chịu khi bị mất kết nối đột ngột với máy chủ game trong quá trình trải nghiệm sẽ là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, những vấn đề kĩ thuật khác của HITMAN từng “làm khó” người chơi trong thời gian đầu game ra mắt như các lỗi gây văng game (crash), tụt khung hình đột ngột, lỗi hiển thị chữ trong game… cũng đã gần “tuyệt chủng”, giúp bạn yên tâm rằng trong phần lớn thời gian, bạn sẽ có một trải nghiệm suôn sẻ với game, mặc dù rằng xét về phương diện kĩ thuật, HITMAN vẫn chỉ có thể được xếp vào dạng “khá-tốt” chứ chưa thực sự “tốt”.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LỜI KẾT[/su_heading]Nếu bạn là một người hâm mộ lâu năm của gã sát thủ đầu trọc, HITMAN chính xác là hậu bản mà bạn đã mong chờ bấy lâu kể từ sau Hitman: Blood Money. Còn nếu là một người chơi mới đến với Hitman nói riêng hay thể loại hành động lén lút nói chung thì lần trở lại này của 47 đích thị là một sự khởi đầu lý tưởng cho bạn. Dù không phải là một tựa game hoàn hảo với không ít những bất cập nhưng HITMAN vẫn hoàn toàn xứng đáng là một hình mẫu để không chỉ các phiên bản Hitman tương lai mà là bất kỳ cái tên nào thuộc thể loại hình động lén lút có thể “học tập” và noi theo. Với nền tảng vững chắc này, sẽ là hết sức khó tin và không thể tha thứ nếu trong các tựa Hitman tiếp theo, IO Interactive lại đi vướng phải những sai lầm khiến dòng game này bị hủy hoại nhưng cái cách mà nó đã bị hủy hoại bởi Hitman: Absolution.[su_divider]

Tác giả