Skip to content

Microsoft ký thỏa thuận để giữ Call of Duty trên PlayStation! – Tin Game

microsoft-ky-thoa-thuan-de-giu-call-of-duty-tren-playstation-tin-game

Sau khi thắng vụ kiện với Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC), Microsoft đã ký thỏa thuận để giữ dòng Call of Duty trên PlayStation.

Thỏa thuận này có vẻ cũng đã chấm dứt một “cuộc chiến” căng thẳng diễn ra từ khi Microsoft công bố mua lại Activision Blizzard vào tháng 01/2022.

Phil Spencer, người đứng đầu Xbox, đã có vài lời để nói về thỏa thuận này:

“Chúng tôi rất vui mừng để có thể thông báo rằng Microsoft và PlayStation đã ký một thỏa thuận để giữ Call of Duty trên PlayStation sau khi thương vụ Activision Blizzard hoàn tất.

Chúng tôi mong muốn có một tương lai mà mọi người chơi trên thế giới sẽ có nhiều lựa chọn hơn để chơi những game mà họ yêu thích.”

Brad Smith, Chủ tịch của Microsoft, cũng muốn chia sẻ thêm đôi lời:

“Kể từ ngày đầu tiên của thương vụ này, chúng tôi đã cam kết giải quyết các mối lo ngại của những cơ quan quản lý, của những hãng sản xuất game và máy game cũng như của những người tiêu dùng.

Ngay cả sau khi chúng tôi vượt qua vạch đích để duyệt thương vụ này, chúng tôi vẫn tập trung vào việc đảm bảo Call of Duty có mặt trên nhiều nền tảng hơn và nhiều người có thể chơi hơn.”

Sau khi thảo thuận được công bố trên mạng, Giám đốc Truyền thông Quốc tế (Head of Global Communications) tại Microsoft là Kari Perez cho biết hợp đồng này thực chất sẽ có hiệu lực đến tận 10 năm.

Tuy nhiên, con số này sẽ chỉ được áp dụng cho mỗi Call of Duty mà thôi.

Điều này khá là giống thỏa thuận 10 năm với Nintendo, nhưng lại hoàn toàn khác với những thỏa thuận mà Microsoft đã ký với Nvidia và nhiều dịch vụ chơi game đám mây khác.

Trong hợp đồng với Nvidia, Microsoft sẽ mang Call of Duty cùng với toàn bộ kho game của Xbox và Activision lên dịch vụ GeForce Now. Tất nhiên, thỏa thuận này cũng kéo dài suốt 10 năm.

Microsoft trước đó cũng đã từng đề xuất việc ký thỏa thuận với PlayStation nhưng Jim Ryan (CEO của Sony Interactive Entertainment) cảm thấy thỏa thuận đó “không thỏa đáng ở nhiều mức độ”.

Tác giả

Thảo luận