Skip to content

NECROPOLIS – Đánh Giá Game

NECROPOLIS - Đánh Giá Game
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC HAREBRAINED SCHEMES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]”T[/dropcap]a đã nói với ngươi rằng đó là đường thoát sao? Không phải đâu, đó chỉ là một sự hiểu lầm tai hại thôi.”

Bóng tối của giới mộ địa trong Necropolis khởi đầu với những lời mở đầu đầy mỉa mai và cũng không kém phần thách thức. Không hề giấu diếm sự ảnh hưởng từ Dark Souls và thể loại game roguelike truyền thống, sản phẩm mới nhất đến từ nhà phát triển của loạt game Shadowrun RPG vẫn khiến người chơi phải ngỡ ngàng trước việc giấu nhẹm đi những gì mà bạn sẽ biết được trong cuộc hành trình của cái chết này. Necropolis không phải là tựa game đầu tiên lấy cảm hứng từ Dark Souls, nhưng lại là tựa game đầu tiên vận dụng phong cách chơi của Souls theo phương thức roguelike cổ điển, tất cả đều hướng về một tiềm năng đầy to lớn dành cho Necropolis.

Tuy vậy, Harebrained Schemes có lẽ đã bỏ quên mất cái chất riêng của họ khi thổi hồn vào Shadowrun, bởi vì Necropolis thực sự mới chỉ dừng lại ở cái tiềm năng mà trò chơi vẽ ra cho chính nó.

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • CPU: Intel Pentium G3258 3.2Ghz
  • RAM: 8 GB
  • Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
  • HDD: 1TB

RazerLogo

BẠN SẼ THÍCH
NECROPOLIS - Đánh Giá GameNECROPOLIS - Đánh Giá Game

LỜI MỜI CHÀO CỦA TỬ THẦN

Thế giới của Necropolis được trám đầy bởi những sự bí ẩn, từ tiếng nói của The Brazen Head – một cái… đầu giống như kim tự tháp gắn một cái đèn pin tượng trưng cho con mắt dẫn đường chỉ lối cho bạn, cùng với hàng tá những ký tự tượng hình được khắc trên những bức tường của thế giới đảo điên đầy những sinh vật kỳ dị rảo bước ở khắp mọi ngõ ngách. Bạn – một Blackguard không rõ tung tích và nhân thân được triệu tập như một con chuột bạch với vai trò là quét sạch khu tử địa của bóng đêm, sẽ không tham gia vào một cuộc hành trình đầy rẫy tai ương và đánh mất hy vọng trong Necropolis, bởi thực chất cho dù sở hữu một tiền đề đầy “tăm tối” như vậy, trò chơi tràn đầy những lời mỉa mai, những giai thoại nực cười, khiếm nhã và có phần quỷ quái. Nếu như bạn làm cho Brazen Head hài lòng, ông ta sẽ tưởng thưởng cho bạn, nếu không thì ông cũng chả quan tâm đâu, bởi vì bạn… đâu có khác gì 3269238 kẻ trước đây đã cố gắng thực hiện mệnh lệnh và chết không nhắm mắt cơ chứ?

Luật chơi của Necropolis rất đơn giản: mục tiêu của bạn là vượt qua 9 tầng được thiết kế ngẫu nhiên trong khu tử địa của Brazen Head nhưng với hạn chế “nho nhỏ” – chết là hết (permadeath). Cũng giống như những tựa game roguelike khác, Necropolis buộc người chơi phải kiên nhẫn kha khá trước khi thực sự thâm nhập vào những thứ “hay ho” nhất mà trò chơi mang lại. Những đồng vàng rơi ra từ địch thủ có thể được dùng để mua những vật phẩm cần thiết từ những “thương gia” như gã archmage, con chim núp trong chiếc rương hay… hai cánh tay lòi ra từ lỗ cống. Thực hiện các yêu cầu nhỏ do Brazen Head đề ra sẽ cho người chơi các Token of Favor được dùng để mở rương hòm mới ở đầu mỗi màn, hay mua thuốc nhuộm để đổi màu cho vẻ ngoài của nhân vật trong lần chơi tiếp theo.

bạn… đâu có khác 3269238 kẻ trước đây đã cố gắng thực hiện mệnh lệnh và chết không nhắm mắt cơ chứ?
Lối chiến đấu của Necropolis có lẽ là cơ chế tạo nên nhiều phản ứng trái chiều nhất. Sở hữu một phong cách tương tự với Dark Souls, vẫn là những đòn thế né, đỡ và phản đòn kinh điển, song Necropolis thực chất dựa nhiều vào cơ chế “stagger” để đánh ngã địch thủ và tạo nên lợi thế lớn cho người chơi. Bạn không thực sự dễ “tử ẹo” như trong Dark Souls bởi nhân vật có khả năng ăn đòn nhiều hơn trước khi chết, và cũng có rất nhiều cơ hội để người chơi lật ngược thế cờ chỉ với tất sắc trong tay mình bằng cách đánh mạnh hoặc đẩy bằng khiên đỡ, người chơi còn có thể ra đòn “gồng” (charge attack) và thực hiện chiêu thức tấn công diện rộng, chiêu thức này sẽ còn uy lực hơn khi vũ khí được dùng để thực hiện sở hữu các nguyên tố như lửa, băng, điện hay arcane. Bên cạnh đó, nhảy và đánh hoặc nhảy qua… đầu của địch thủ cũng không phải là chiến thuật tồi.

Cơ chế thể lực (stamina) trong Necropolis mang dáng dấp của thể loại roguelike truyền thống bởi nó gắn liền với việc… cào ruột. Nếu người chơi không dùng lương thực quá lâu, sử dụng các đòn đánh đặc biệt nhiều lần, thì thanh thể lực sẽ bị cắt đi đôi chút cho đến khi người chơi “măm măm” trở lại. Cơ chế này khiến người chơi phải dè chừng trước các trận chiến 1 chọi… vài chục, bởi mặc dù độ khó của game không thực sự cao, nhưng nếu như bạn có sở hữu vũ khí mạnh mẽ đến mức nào đi chăng nữa, thì việc thiếu hụt thể lực trong vài giây cũng đủ tiễn bạn lên đường.

NECROPOLIS - Đánh Giá GameCơ chế vật phẩm và chế đồ có thể coi là điểm sáng giá nhất của Necropolis. Đầu tiên là Codex, những quyển sách cung cấp các ảnh hưởng nội tại (passive) cho người chơi khi đeo nó trên mình. Chúng tốn Token of Favor nhưng đổi lại là những tác dụng cực kỳ hữu ích, ví dụ như “The Key To Good Defense, Is Good Defense” rất đơn giản chỉ là khiến bạn không bị đốn ngã, “Vampirism is Your Friend” khiến bạn rút máu của địch thủ cho mình, “Renergecise” giảm thời gian hồi thể lực, hay “Rotten Is Another Word For Delicious” khiến bạn không bao giờ bị mất thể lực khi ăn đồ ăn… bị thối.

Hệ thống vật phẩm thể hiện rõ nét nhất sự tinh quái trong phong cách của Necropolis. Ngoài những vật phẩm quá bình thường như Ration hay các loại chất dược hồi máu và tăng thể lực khác nhau, bạn còn có thể tìm thấy các cuộn giấy (scroll) và thuốc (có thể đã được xác định hoặc chưa) sẽ mang đến rất nhiều công dụng quái gở như khiến bạn di chuyển ở chế độ… quay chậm hay thậm chí là đông cứng trong một khoản thời gian ngắn, nhưng cũng có không ít các tác dụng hữu hiệu như “ếm bùa” và quét sạch địch thủ xung quanh, khiến người chơi tàng hình hay triệu hồi một “bé bự” để đỡ đòn hộ bạn. Cuối cùng, cơ chế chế đồ sẽ đóng vai trò không nhỏ trong cuộc hành trình của người chơi, bởi mặc dù vật phẩm rải rác trên đường đi không thực sự hiếm, song không phải lúc nào cũng có những thứ mà người chơi cần đến, thế nên những tảng thịt được nhào nặn từ động tác… kéo, quấn và thả luôn luôn hữu ích trong mọi tình huống.

BẠN SẼ GHÉT
NECROPOLIS - Đánh Giá Game

NHỮNG MẢNG TỐI CỦA TỬ ĐỊA

Tuy sở hữu nhiều cơ chế hay ho là vậy, Necropolis thực sự bị “níu chân” quá nhiều bởi hai nhân tố chính: sự thiếu đa dạng và oái ăm thay, chính cái bản sắc của trò chơi.

Như đã nói ở trên, người chơi sẽ phải khá kiên nhẫn trước khi được thưởng thức những thứ hay ho chính của Necropolis. Cho dù các màn chơi của trò chơi được sắp xếp ngẫu nhiên, song thực sự từ khoảng màn chơi thứ 5 trở về sau thì trò chơi mới bắt đầu trở nên khởi sắc hơn khi giới thiệu bố cục màn chơi mới, các căn phòng và kẻ địch mới cũng như là trang bị cấp cao hơn, khoảng từ Tier 3 trở lên. Tuy nhiên, để bước đến màn chơi thứ 5 thì bạn phải trải qua 4 màn chơi đầu với các căn phòng được thiết kế đơn giản, kém chi tiết và kẻ thù lặp đi lặp lại với vũ khí nghèo nàn (trừ phi con xúc xắc mỉm cười với bạn khi mở hòm). Sau khoảng 5 lượt chơi thì người viết có ấn tượng khá tiêu cực với những màn chơi đầu tiên, bởi chỉ có một thứ duy nhất được “tự tạo ngẫu nhiên” là thứ tự của các căn phòng trong màn chơi. Ngoài việc “farm” quái và tìm đường về với Brazen Head ở màn sau thì không hề có những bí mật hay ngõ ngách nào để cho người chơi khám phá, trừ phi bạn tìm ra được một căn phòng ẩn sau chữ tượng hình.

Điểm đáng quan ngại nhất của Necropolis là sự thiếu vắng cơ chế xây dựng nhân vật “ổn định”. Necropolis không phải là một game nhập vai, trò chơi không có các chỉ số cho nhân vật và trang bị, mọi thứ mà bạn thu thập chỉ gói gọn trong phần chơi đó. Việc gây chán nản cho người chơi khi muốn bắt đầu phần chơi mới bắt nguồn từ sự thiếu sự đền bù hay động lực khi nhấn nút “New Game”, bởi sau khi tử nạn, cái mà bạn nhận được là một đống Token of Favor chỉ đủ mua một hoặc hai quyển Codex và… hết. Bạn sẽ vẫn phải bắt đầu lại với hai nhân vật Blackguard với trang bị y xì nhau là thanh gươm và chiếc khiên gỗ với màu sắc trên bộ y phục khang khác đi chút, bạn sẽ vẫn phải “bò” qua các màn chơi chán nản đầu tiên trước khi đối đầu với một cái gì đó mang chút tính thử thách, khiến cho nhịp độ của trò chơi càng nới giãn ra. Nếu trong Dark Souls, cái chết đánh dấu cho lần thử lại thứ hai của người chơi thì trong Necropolis, cái chết là sự trừng phạt đúng nghĩa, và dĩ nhiên sự trừng phạt đó chả mang ý nghĩa tốt đẹp nào cả.

sau khi tử nạn, cái mà bạn nhận được là một đống Token of Favor chỉ đủ mua một hoặc hai quyển Codex và… hết
Việc áp dụng yếu tố gây cười và giấu nhẹm thông tin cũng trở thành một rào cản quá lớn dành cho người chơi. Hầu như tất cả mọi thứ, từ tên cho đến đặc điểm và chỉ dẫn của vật phẩm và các quyển Codex đều được “hài hước hóa”. Có một số thì tự giải thích ý nghĩa ngay trong cái tên, một số khác thì có lẽ đến cả… Shakespeare cũng chả hiểu vì chỉ dẫn quá mù mờ. Những lời gợi ý của Brazen Head cũng không giúp ích là bao, những tảng đá bị vỡ sau khi được hồi phục tạo ra ảnh hưởng gì? Các hiệu ứng gây sát thương diện rộng ảnh hưởng lên loại kẻ địch nào nhiều nhất? Chiếc khiên A khác gì với khiên B, cây trượng kiếm số 6324 hơn gì so với cây rìu 1236 khi cả hai đều có cùng tốc độ đánh và sát thương?

Và vẫn còn nhiều thứ mà người viết cảm thấy thiếu vắng trong Necropolis. Nhân vật không thể đeo khiên hoặc vũ khí tầm xa ở sau lưng và cầm vũ khí chính bằng hai tay, không cho phép “hai tay hai kiếm”, thiếu chiêu thức riêng biệt cho các loại vũ khí khác nhau, trang bị của người chơi không ảnh hưởng gì đến tốc độ đánh và di chuyển, vũ khí không thể nâng cấp, thiếu vắng cơ chế Synergy giữa Codex do chỉ có thể mang theo một quyển sách bên mình, AI tìm đường chưa được tốt, kẻ thù thiếu đa dạng, thiếu các căn phòng bí mật hay ho hay thậm chí là hầm ngục mà, bạn biết đấy, tối tăm đến nỗi cần phải có một cây đuốc mang theo mình? Có quá nhiều thứ “mất tích” khỏi Necropolis khiến cho trò chơi mang lại cảm giác chưa thực sự hoàn thiện, mặc dù bên trong cốt lõi của nó là một ý tưởng hay ho.

  • OS: Windows 7
  • Processor: Intel Pentium Core i3 2100 3.10GHz / AMD A8 3870K 3.0GHz
  • Memory: 8 GB RAM
  • Graphics: NVIDIA GeForce GTX 750ti / AMD Radeon HD 7900 Series
  • DirectX: 12
  • Storage: 10 GB
GIÁ THAM KHẢO

29.99 USD

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://necropolisgame.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/HarebrainedSchemes/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/WeBeHarebrained”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/384490/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ

Thảo luận