Skip to content

Sid Meier’s Starships – Đánh Giá Game

Sid-Meiers-Starships-7

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC 2K GAMES HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]S[/dropcap]id Meier’s Starships là tựa game mới nhất đến từ một trong những trụ cột của ngành game, Firaxis Games.

Thế nhưng, đây rõ ràng không phải là một sản phẩm đúng theo truyền thống vốn có của những trò chơi mang mác Sid Meier.

Lý do ư?

HỖ TRỢ THIẾT BỊ
  • Sản xuất: Firaxis Games
  • Phát hành: 2K Games
  • Ngày ra mắt: 12/03/2015
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 14.99 USD
  • OS: Windows Vista SP2/ Windows 7
  • Processor: Intel Core 2 Duo 1.8 GHz | AMD Athlon X2 64 2.0 GHz
  • Memory: 2 GB RAM
  • Graphics: 256 MB ATI HD2600 XT, 256 MB nVidia 8800 GT, Intel HD4000
  • Hard Drive: 841 MB
MUA GAME Ở ĐÂU?
  • Chưa có thông tin

Thứ nhất, nó được phát hành trên iOS gần như cùng lúc với phiên bản PC, đây là một “đặc quyền” có một không hai khi phiên bản iOS từ trước đến nay vẫn phải chờ “dài cổ” mới có được những bản “port” cực kỳ hạn chế từ những tựa game dán mác Sid Meier.Thứ hai, Sid Meier’s Starships có một sự “khiêm tốn” không hề nhẹ, khiêm tốn về dung lượng (chỉ bằng một đĩa CD-ROM cách đây cả thập niên về trước), thậm chí khiêm tốn trong trình diễn lẫn chất lượng sản phẩm. Điều này khiến tác giả cảm thấy như mình đang chơi một trò chơi “indie” cẩu thả chi phí thấp, hơn là một tác phẩm từ nhà phát hành mà mình mến mộ.Thứ ba, đồ họa của phiên bản PC được bê nguyên xi từ phiên bản iOS qua, không khỏi gây cho người chơi một “ác cảm” về những nhà sản phát hành game thương mại lười nhác, luôn nghĩ người chơi PC cần đến game của họ tới độ xem nhẹ chất lượng sản phẩm game của họ khi “port” (chuyển thể) sang PC.Bấy nhiêu lý do như trên là quá đủ để ta hình dung ra sự tệ hại mà Sid Meier’s Starships đang mắc phải. Tác giả sẽ đi sâu vào chi tiết hơn để các bạn có thể thấy được đâu là mấu chốt của vấn đề.

BẠN SẼ THÍCH

Lối chơi đơn giản, dễ hiểu

Khách quan mà nói, sự “cẩu thả” trong thiết kế lại vô tình tạo ra một “ưu điểm” cho Sid Meier’s Starships. Trò chơi lấy bối cảnh rất lâu sau các sự kiện trong Sid Meier’s Civilization: Beyond Earth, khi mà loài người đã nắm giữ những công nghệ tối tân để chinh phục những hành tinh xa xôi vô tận.

Nhưng không vì thế mà Sid Meier’s Starships lại chạy theo các giá trị cốt lõi của thể loại 4X như Sid Meier’s Civilization: Beyond Earth nói riêng hay loạt game Civilization nói chung.

Cơ chế mà Sid Meier’s Starships sử dụng là một sự kết hợp giữa rất nhiều các trò chơi khác của Firaxis như Sid Meier’s Pirates, XCOM: Enemy Unknown, và tất nhiên là một phần không nhỏ từ cả Sid Meier’s Civilization: Beyond Earth và loạt game Civilization. Tất nhiên, các tính năng góp mặt đã được tinh giản đi rất nhiều rồi.Sid-Meiers-Starships-1.jpg

Nhìn chung, Sid Meier’s Starships có một cách chơi cực kỳ đơn giản, dễ chơi dễ hiểu
Đồ họa của Sid Meier’s Starship, đặc biệt là phần giao diện, khá đơn giản và gọn gàng. Ấn tượng ban đầu của tác giả là nó rất giống một bàn cờ Twilight Imperium cả về tông màu, phông chữ lẫn cách bố trí giao diện, thông số.

Thậm chí khi đã đi sâu vào các màn chơi, ta có thể thấy rõ phần chiến thuật tổng quan của Sid Meier’s Starship có rất nhiều điểm tương đồng với những bộ cờ không gian như Eclipse, Twilight Imperium….

Điển hình như việc tách bạch các dạng tài nguyên theo các chức năng riêng biệt, không giới hạn lượt đi nhưng giảm dần hiệu suất chiến đấu…Các giá trị cốt lõi của thể loại chiến lược cũng được (hoặc bị) giản lược đi rất nhiều. Người chơi không còn cần phải tính toán quá nhiều về việc khai thác tài nguyên.

Về quân sự thì cũng chỉ còn có một hạm đội duy nhất để điều khiển. Việc trao đổi, buôn bán tài nguyên cũng được thực hiện đơn giản qua một cửa sổ giao diện duy nhất mà không đòi hỏi các công trình phụ trợ nào khác.

Hệ thống nghiên cứu khoa học lẫn xây dựng Kỳ quan có chung một chức năng và những lợi ích thông qua hai hệ thống này sẽ được cộng trực tiếp vào các chỉ số của người chơi.Nhìn chung, Sid Meier’s Starships có một cách chơi cực kỳ đơn giản, dễ chơi dễ hiểu. Mặc dù chỉ là một trò chơi chiến thuật nhỏ nhưng lại mang một số yếu tố từ thể loại 4X của lớp đàn anh. Đây cũng là một “cầu nối” phù hợp cho những người chơi muốn nhập môn vào thể loại 4X nói chung và huyền thoại Civilization nói riêng.

Vậy đây có phải ý đồ mà Firaxis muốn hướng tới khi đưa Sid Meier’s Starships lên iOS, nơi mà số đông là những người chơi phổ thông, chủ yếu quen với nhũng trò chơi như Angry Birds, Flappy Bird, Clash of Clans… là chính?

Ở một góc nhìn khác hoàn toàn so với những người chơi như vậy, tác giả thật sự không muốn đưa ra một bình luận nào cho vấn đề này

Sid-Meiers-Starships-6.jpg

Cơ chế nâng cấp thú vị

Đây là một điểm sáng “le lói” của Sid Meier’s Starships trong một cơ chế đầy những góp nhặt cũ kỹ. Xuyên suốt cuộc chơi, người chơi chỉ có duy nhất một hạm đội để quản lý. Hạm đội này đóng vai trò là “xương sống” cho cả một bộ máy quân sự của người chơi (và xung quanh cũng chẳng có cái “xương sườn” nào khác). Rất may rằng việc quản lý hạm đội này cũng có nhiều điểm khá thú vị.

Vẫn với giao diện đơn giản, việc nâng cấp hoặc bổ sung chiến hạm phụ thuộc vào một loại tài nguyên duy nhất là “Năng lượng”. Có khá nhiều lựa chọn để người chơi có thể đầu tư, từ các loại vũ khí cho tới giáp trụ, khiên từ trường…Sid-Meiers-Starships-4.jpgTùy biến của người chơi tạo nên những định dạng chiến hạm khác nhau, vì càng nâng cấp nhiều “mô-đun”, phi thuyền sẽ dần nặng nề hơn và di chuyển chậm chạp hơn. Những lớp chiến hạm như trên sẽ tách biệt hẳn với những chiến hạm nhanh nhẹn nhưng lại có hỏa lực khiêm tốn, cùng một hệ thống phòng thủ cực kỳ mong manh.

Điểm đặc biệt là mỗi nâng cấp của bạn sẽ thay đổi phần nào bộ mặt của những chiến hạm này. Nó giống như khi bạn chơi game nhập vai và trang bị những món vũ khí tối tân cho nhân vật của bạn vậy. Với những nâng cấp tích lũy dần qua mỗi lượt, hạm đội của bạn sẽ trở thành những cỗ máy chiến đấu hùng mạnh, cùng với một bộ cánh không thể nào “ngầu” hơn.

Trong số những nâng cấp đó, hệ thống vũ khí nổi bật hơn cả khi nó góp mặt trực tiếp vào những trận chiến của bạn. Kho vũ khí của Sid Meier’s Starships không thật sự đa dạng nhưng lại có những nét sáng tạo riêng.

Xuyên suốt cuộc chơi, người chơi chỉ có duy nhất một hạm đội để quản lý. Hạm đội này đóng vai trò là “xương sống” cho cả một bộ máy quân sự của người chơi
Đặc biệt là món “đồ chơi” Torpedo, khi được phóng đi, những quả phi lôi tự hành này sẽ bay thằng một đường và người chơi có quyền chọn thời điểm kích nổ. Với một tầm ảnh hưởng khá rộng, món vũ khí này tạo ra nhiều tùy chọn cho chiến thuật của các bên, buộc người chơi phải suy nghĩ hướng phóng Torpedo của mình, cũng như hướng di chuyển để tránh né Tordedo của đối phương.

Thêm vào đó, những phi thuyền tiêm kích cũng là món vũ khí đáng giá. Đối với những chiến hạm có tốc độ di chuyển chậm chạp, việc đầu tư cho những đội tiêm kích là một lựa chọn không tồi chút nào. Mặc dù các đơn vị này dễ bị tiêu diệt, nhưng với tốc độ và khả năng gây sát thương cao, chúng có thể là một mối đe dọa thường trực đối với những chiến hạm bất cản của đối phương.

Những đội tiêm kích này còn có điểm kinh nghiệm riêng tích lũy dần qua mỗi trận chiến, giúp năng cao khả năng chiến đấu cho giai đoạn cuối của màn chơi.

BẠN SẼ GHÉT
Sid-Meiers-Starships-3

Một hệ thống đầy “sạn”

Sẽ không tốn quá lâu để bạn nhận ra mình đang chơi một trò chơi… tệ hại. Ngay sau vài lượt đầu tiên, các tầng chiến thuật của Sid Meier’s Starships sẽ nhanh chóng bị phá vỡ bởi sự rối rắm không cần thiết trong luật chơi. Các hạm đội của các bên lờn vờn quanh các hành tinh nhằm tìm kiếm chút điểm “Ảnh hưởng” lên vùng lãnh thổ này.

Những nâng cấp phòng thủ “yếu đuối”, khiến việc tấn công giành lấy quyền ảnh hưởng lên lãnh thổ của đối phương trở nên quá dễ đàng. Các trận chiến lẻ tẻ nổ ra triền miên nhưng không tạo ra những lợi ích nhất định khi đối phương có thể dễ dàng khai thác những hướng tấn công khác.

Tuy vậy, để kết thúc mớ hỗn tạp đó, người chơi có thể giải quyết trận chiến theo một cách cực kỳ chóng vánh, đánh thẳng vào sào huyệt của đối phương.

Như đã nói ở trên, Sid Meier’s Starships không có một sự hỗ trợ đáng kể nào cho việc phòng thủ từ xa. Vì vậy, một khi chiến hạm của bạn đủ mạnh, thì chỉ cần một trận đánh thôi cũng đủ để kết thúc cả một màn chơi.

Với việc bại trận ngay tại sân nhà sẽ khiến đối phương thua ngay tức khắc và dĩ nhiên, tất cả lãnh thổ trước kia sẽ thuộc về tay người chơi mà không có bất kỳ trở ngại nào.

Từ đó dẫn đến sự mất cân bằng trầm trọng trong vị thế giữa các phe, khiến phần còn lại của màn chơi sẽ chỉ còn là một “màn trình diễn” nhàm chán.

Ngay sau vài lượt đầu tiên, các tầng chiến thuật của Sid Meier’s Starships sẽ nhanh chóng bị phá vỡ bởi sự rối rắm không cần thiết trong luật chơi
Chưa dừng ở đó, ở phần trọng tâm của trò chơi, các trận đấu theo lượt, cũng tỏ ra khá “nông cạn” so với những đàn anh trước đây đã làm được, điển hình là XCOM.

Chiến trường không gì hơn là những khối thiên thạch, cổng dịch chuyển rải rác, trùng lặp từ màn này sang màn khác.

Ở các nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên, lực lượng đối phương được thiết kế rất mạnh, khiến người chơi gặp nhiều trở ngại. Nhưng dần dà khi người chơi bắt đầu mạnh mẽ lên, hệ thống này dường như vẫn dậm chân tại chỗ, biến những trận chiến theo nhiệm vụ trở nên “có lệ” và rất nhàm chán.

Sự hạn chế trong các dạng nhiệm vụ còn khiến cho người chơi phải tham gia những trận chiến lặp lại quá nhiều, bổ sung thêm sự tẻ nhạt cho các màn chơi.Thậm chí, nếu người chơi tập trung vào xây dựng những kỳ quan, những lợi ích vô cùng to lớn có được sau đó sẽ biến Sid Meier’s Starships trở thành một trò chơi giải trí đích thực dành cho dân.. văn phòng. Vì đến lúc này, sự mất cân bằng của Sid Meier’s Starships đạt đến mức: có thể loại bỏ tất cả các yếu tố chiến thuật và thử thách vốn có của trò chơi, chỉ còn mỗi việc duy nhất là nhấp chuột liên hồi.

Các phe địch ban đầu tỏ ra khá dè dặt và chủ yếu tập trung đánh du kích ở những vị trí mà người chơi ít có khả năng tiếp cứu. Nhưng một khi đối diện với hạm đội thật sự của người chơi thì lại tỏ ra “khúm núm” rõ rệt. Trong các trận chiến, A.I còn mắc nhiều sai lầm rất ngớ ngẩn, khiến cho việc giành chiên thắng của người chơi trờ nên quá dễ dàng và vô vị.

Những lỗ hổng này càng “hậu thuẫn” thêm cho những yếu kém trong cơ chế chiến thuật, tạo ra một trò chơi kém cỏi về mọi mặt.

Sid Meier's Starships (2)
Sid Meier’s Starships chỉ là một minigame rất phổ thông của Beyond Earth, một tựa game cũng chẳng khá khẫm gì hơn

Một bản chuyển thể tạm bợ

Như tác giả đã đề cập từ đầu, Sid Meier’s Starships được phát hành cùng lúc trên hệ máy PC lẫn iOS. Điều đáng buồn là, thay vì một bản “port” được tối ưu hóa tốt trên nền tảng iOS, ta lại có một bản “port” bê nguyên xi từ iOS lên PC.

Mấu chốt vấn đề vẫn ở chỗ sẽ còn rất rất lâu, nền tảng iOS mới có được sản phẩm có chất lượng và đẳng cấp như PC.

Còn Firaxis lại đang muốn đẩy nhanh tiến độ này khi… kéo chất lượng của nền tảng PC xuống bằng với iOS. Quả thật là một ý hay từ một nhà phát triển vui tính!

Điều đầu tiên đập vào mắt của tác giả là hệ thống tương thích: không có chế độ toàn màn hình. Quả là một chuyện hết sức ngớ ngẩn nhưng nó đã xảy ra ngay giữa sự “tiến bộ” của loài người.Nó thể hiện rõ một thái độ rất thiếu nghiêm túc và lười nhác của nhà phát triển đối với sản phẩm của mình. Các mô hình phi thuyền được thể hiện khá tốt, thì các yếu tố đồ họa khác lại không được như vậy. Môi trường của Sid Meier’s Starships được thiết kế khá bình thường, không có gì đặc sắc.

Trong khi đó, các hiệu ứng kỹ xảo lại cực kỳ “rẻ tiền”. Thậm chí nếu so với đồ họa của những trò chơi khác trên iOS, Sid Meier’s Starships cũng chẳng nổi bật gì mà chỉ nằm ở mức trung bình, đủ để chúng ta thấy chất lượng đồ họa của Sid Meier’s Starships “đi lạc” ở đâu đó khi được đưa lên PC.Sid-Meiers-Starships-5Sau đầy rẫy những bất cập gây ra do A.I (trí thông minh nhân tạo), giải pháp nhằm tăng thêm thử thách cho trò chơi nằm ở chế độ chơi mạng. Nhưng, như muốn “xát thêm muối” vào sự khó chịu của người chơi, Sid Meier’s Starships không hề có chế độ chơi mạng.

Đây là khuyết điểm cuối, cũng như kết thúc luôn cho sự bế tắc mà tác giả cảm nhận được từ tựa game này.

Qua sự trình diễn “nghèo nàn” này, ta có thể thấy Sid Meier’s Starships chỉ là một mini-game rất phổ thông của Sid Meier’s Civilization: Beyond Earth, một tựa game cũng chẳng khá khẫm gì hơn.

Vậy thì tại sao chúng ta lại phải bỏ 15$ ra để mua một minigame trên hệ máy PC, nơi có thừa những lựa chọn khác tốt hơn rất nhiều với giá thành tương tự?[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.2k.com/games/sid-meiers-starships”][/su_icon_panel]

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/2KGamesAsia?brand_redir=1″][/su_icon_panel] [su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/2k”][/su_icon_panel] [su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/282210/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Thảo luận