Skip to content

System Shock: Enhanced Edition – Đánh Giá Game

System Shock: Enhanced Edition - Đánh Giá Game
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC NIGHT DIVE STUDIOS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]T[/dropcap]ác phẩm đầu tiên không phải lúc nào cũng là tác phẩm hay nhất, đôi khi chúng cần được ”hi sinh” nhằm tìm ra và phát huy những ưu điểm dành cho các phần về sau, giống như cách chúng ta học hỏi trong cuộc sống.

HỖ TRỢ THIẾT BỊ
  • OS: Windows 7 / 8 / 10
  • Processor: 1.5 GHz Core i3 Processor
  • Memory: 128MB RAM (256MB Recommended)
  • Graphics: Any GPU that supports SDL2 and 100% OpenGL graphics
MUA GAME Ở ĐÂU?
  • Chưa có thông tin

Một tựa game cũng tương tự như vậy, đến nỗi có những game được biết đến nhờ vào những phần sau, trong khi các phần đầu lại “chìm” vào quên lãng. Bản System Shock đầu tiên của Looking Glass Studios đã rơi vào số phận đó khi hãng chỉ bán được đúng… 170.000 đĩa, dù đây là bản mang đến nhiều nét đặc trưng và là bàn đạp để System Shock 2 được phát triển.

Thế nhưng sau 21 năm chìm trong quên lãng, Night Dive Studios – hãng game nổi tiếng nhờ việc đưa các tựa game cũ lên hệ điều hành mới – đã quyết định “hồi sinh” phiên bản “bạc mệnh” này dưới tên System Shock: Enhanced Edition, với nhiều cải tiến so với phiên bản cũ (trước đó thì “người em” là System Shock 2 cũng mới được Night Dive Studios đưa lên hệ PC gần đây).

System Shock: Enhanced Edition giờ trông như thế nào so với 21 năm trước? Vietgame.asia sẽ giải đáp cùng với đọc giả.

BẠN SẼ THÍCH
System Shock: Enhanced Edition - Đánh Giá Game

Lối chơi tự do, môi trường rộng mở

System Shock: Enhanced Edition - Đánh Giá Game

“Choáng ngợp” là từ chính xác nhất để miêu tả System Shock: Enhanced Edition ngay từ những giây phút đầu tiên bước vào game. Vốn dựa trên dòng game Ultima Underworld do chính hãng Looking Glass Studios phát triển, game sở hữu đến 9 bản đồ được thiết kế chi tiết và phức tạp cùng với nhiều căn phòng ẩn, với lối đi chỉ có thể tiếp cận bằng cách… trườn bò. Với khối lượng bản đồ dày đặc và nhiều ngõ góc khác nhau, bản đồ mini sẽ là bạn đồng hành thường trực của người chơi nếu không muốn bị lạc. Độ “choáng ngợp” của game còn được thể hiện ngay trên… màn hình khi có rất nhiều thông tin hiện ra cùng một lúc trên giao diện người chơi (HUD): từ thông tin vũ khí, mẩu tin từ các NPC cho đến chỉ số sức khỏe, các nút kích hoạt kĩ năng…

System Shock: Enhanced Edition thật sự không dành cho các game thủ thích sự đơn giản trong thiết kế HUD lẫn lối chơi, vì lượng thông tin mà người chơi phải xử lí xuyên suốt game đòi hỏi sự tập trung tốt lẫn tính kiên nhẫn mới có thể “ngốn” hết chúng. May thay người chơi có thể đổi sang hai dạng màn hình trong quá trình chơi: màn hình “tĩnh” giúp người chơi di chuyển con trỏ xung quanh nhằm thu thập vật phẩm, đọc các tin nhắn, sử dụng đồ hay mở cửa; trong khi màn hình thông thường phù hợp cho những lúc di chuyển và tấn công.

Những điểm nhấn khác của System Shock: Enhanced Edition nằm ở mảng chiến đấu lẫn khám phá môi trường xung quanh: người chơi cần phải tìm hiểu kĩ các loại vũ khí được phân bố xuyên suốt game như chỉ số sát thương, các loại đạn khác nhau… vì mỗi loại vũ khí sẽ tác động nhất định lên từng loại kẻ thù. Trong quá trình chiến đấu, người chơi có thể sử dụng các vật phẩm hỗ trợ như hộp cứu thương, đồ nâng cấp hay các loại thuốc tăng cường khả năng chiến đấu, tuy nhiên mỗi loại thuốc lại đều có tác dụng phụ, bắt buộc người chơi cần phải tính toán kĩ nhằm tránh tình trạng “gậy ông đập lưng ông” khi dùng thuốc.

Bản thân nhân vật chính là một tin tặc (hacker), cho nên xuyên suốt game sẽ có những lúc cần phải hack hệ thống của SHODAN nhằm mở khóa cửa: một số lúc người chơi chỉ cần thực hiện mini-game như đấu dây điện, nhưng phần lớn việc hack sẽ diễn ra trong một không gian 3 chiều, nơi các “chiến binh” mạng sẵn sàng tiêu diệt người chơi và kích hoạt báo động cho các cyborg đến “xử lí” mình. Bằng cách thu thập các phần mềm rải rác xung quanh và kích hoạt các nút bấm để mở cửa, việc chiến đấu với chúng đòi hỏi người chơi phải có tay “lái lụa” trong môi trường “ảo” này và sử dụng các phần mềm hợp lí để chống lại an ninh của SHODAN.

Có thể nói lối chơi phi tuyến tính của System Shock: Enhanced Edition đã được đầu tư rất chi tiết, cùng với một lượng lớn thông tin của các NPC và lời thoại lên đến hàng giờ đồng hồ để đọc và nghe, việc “phá đảo” game sẽ ngốn người chơi hàng giờ liền mà không tạo cảm giác nhàm chán và lặp lại.

Lối chơi phi tuyến tính của System Shock: Enhanced Edition đã được đầu tư rất chi tiết, cùng với một lượng lớn thông tin của các NPC và lời thoại lên đến hàng giờ đồng hồ để đọc và nghe, việc “phá đảo” game sẽ ngốn người chơi hàng giờ liền mà không tạo cảm giác nhàm chán và lặp lại
System Shock: Enhanced Edition - Đánh Giá Game

Một “Skynet” đến từ địa ngục

Nếu dòng phim The Terminator nổi tiếng nhờ sự xuất hiện của hệ thống AI Skynet với khả năng điều khiển robot và thống trị loài người, SHODAN lại mang đến “ác mộng” trong dòng game System Shock với khả năng kiểm soát máy móc, biến con người trở thành cyborg và thậm chí khiến họ… đột biến thông qua một loại virus được tạo ra tại Citadel Station – nơi SHODAN điều hành ở ngoài vũ trụ.

Sau một lần hack thất bại nhằm truy cập các thông tin mật của Citadel Station, một hacker vô danh – đồng thời là nhân vật chính – đã bị người của tập đoàn TriOptimum bắt để đưa lên chính nơi đấy. Nhằm giúp bản thân xóa hết tội danh và đồng thời được cấy ghép một loại implant đặc biệt, anh đồng ý làm việc cho Edward Diego – giám đốc tập đoàn TriOptimum – bằng cách hack chính SHODAN, từ đấy chiếm quyền điều hành của nó để Diego có thể bán một loại virus đặc biệt được nghiên cứu tại đây cho chợ đen. System Shock: Enhanced Edition - Đánh Giá Game

Sau 6 tháng được cấy ghép và nghỉ hồi sức, nhân vật chính tỉnh lại và nhận ra SHODAN đã chiếm cả Citadel Station, biến các nạn nhân của nó trở thành cyborg và người đột biến, đồng thời truy sát những kẻ chống đối. SHODAN giờ đây đã trở thành “cơn ác mộng ảo” với khả năng giết người bằng đoàn quân cyborg lẫn người bị đột biến, đồng thời mang dã tâm thống trị loài người ở Trái Đất. Nhằm tiêu diệt SHODAN và chấm dứt dã tâm của nó, những người sống sót tại Citadel Station đã liên lạc với nhân vật chính nhằm hướng dẫn anh tấn công SHODAN từ bên trong, và chuyến phiêu lưu “khốn khổ” của anh bắt đầu từ đấy.

Được ra mắt vào năm 1994, việc sở hữu engine “cây nhà lá vườn” như System Shock quả thật là một bước tiến bộ khi game hỗ trợ môi trường 3D và nhân vật có thể chuyển động lẫn tương tác với môi trường không giới hạn, dù đa phần kẻ thù lẫn vật phẩm trong game chỉ ở dạng 2D. Phiên bản System Shock: Enhanced Edition còn tiến xa hơn khi còn “tút” lại đồ họa lên định dạng HD, sửa bớt một số lỗi tồn đọng ở bản gốc và hỗ trợ sử dụng chuột tốt hơn.

Các màn chơi lẫn âm thanh trong Euclidean cũng góp phần tăng thêm tính “kinh dị” nhờ vào độ sáng mờ ảo
BẠN SẼ GHÉT
System Shock: Enhanced Edition - Đánh Giá Game

Rối, rối và rối

Với những giới hạn khó tránh khỏi trong những năm tháng đầu của ngành công nghiệp game, System Shock: Enhanced Edition vẫn còn tồn đọng vài điểm trừ đáng tiếc. Điều dễ thấy nhất chính là phần di chuyển của nhân vật khá… rối, chỉ nội việc đi sang trái / phải và chạy nhảy cũng đủ khiến cho người viết “đau đầu” vì những cú nhảy “trật nhịp” hay bị kẻ thù “tiễn” về điểm lưu gần nhất vì di chuyển né đạn quá chậm. Việc bố trí các nút bấm dày đặc cũng góp phần khiến quá trình chơi trở nên… dễ nản, nhất là khi người chơi cần phải chuyển vũ khí hay sử dụng các vật phẩm ngay trong lúc tấn công kẻ thù.

System Shock: Enhanced Edition - Đánh Giá Game

Với những giới hạn khó tránh khỏi trong những năm tháng đầu của ngành công nghiệp game, System Shock: Enhanced Edition vẫn còn tồn đọng vài điểm trừ đáng tiếc
Tuy sở hữu khâu lồng tiếng rất có hồn và truyền cảm – nhất là khi người chơi chạm trán với SHODAN hay tiếp xúc với các NPC, game lại “tra tấn” người chơi bằng những bản nhạc nền với âm lượng khá lớn, dù các bản nhạc được soạn rất hay, việc “hành” lỗ nhĩ của người chơi bằng cách này vô tình khiến chuyến phiêu lưu trở nên bớt “kinh dị” mà mang tính “hành xác” nhiều hơn.

Đây thật ra là một trong những điểm chung của các tựa game được làm từ những năm 80-90, dù việc này phần nào đó mang lại được “nét riêng” cho game, việc thuyết phục thế hệ game thủ hiện tại thưởng thức tựa game này mà không…giảm bớt âm lượng xem ra không khả thi cho lắm.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.nightdivestudios.com/games/system-shock/”][/su_icon_panel] [su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/NightDiveStudios”][/su_icon_panel] [su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/NightDiveStudio”][/su_icon_panel]

Tác giả

Thảo luận