Skip to content

TOP 8 món hàng Steam đắt “nổ ví” mà bạn có thể sắm!

TOP 8 món hàng Steam đắt
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”TOP 8 món hàng Steam đắt ‘nổ ví'”]Với xuất thân chỉ là phần mềm hỗ trợ cập nhật các tựa game “cây nhà lá vườn” của Valve, Steam đã vươn mình và trở nên lớn mạnh theo năm tháng để trở thành nền tảng bán game số một trên PC, rồi tới phần mềm, video, và thậm chí cả phần cứng nữa.

Đương nhiên, ở nơi mà những món hàng kĩ thuật số hội tụ từ năm châu, sẽ có rất nhiều món đồ bình dân để bạn chọn lựa, nhưng cũng sẽ có những thứ xa xỉ chỉ dành cho một số ít người.

Liệu bạn đã đạt tới, hay chí ít cũng từng mơ về cái ngày mà “tiền chỉ là giấy lộn” để mua mọi thứ mình thích trên Steam? Nếu vậy, hãy để Vietgame.asia điểm qua những món đồ sẽ gây “sát thương” cho ví bạn nhiều nhất qua Top 8 món hàng Steam đắt tới “nổ ví” ở thời điểm hiện tại nhé!

Xin lưu ý là do cũng có khá nhiều sản phẩm chưa được cập nhật giá hay bị chặn ở khu vực Việt Nam, nên bài viết sẽ ưu tiên những sản phẩm có bán ở Việt Nam trước và đưa thêm thông tin nếu có.

XEM THÊM
[timeline post=”150703, 149515″]
1.GAME ĐƠN “CHÁT” NHẤT
[rs_section_heading heading=”ADR-LABELLING GAME: 13.592.500 VNĐ”]Theo nhà sản xuất, ADR-Labelling Game là một tựa game “mang tính giáo dục, hướng tới sử dụng trong trường học và các viện nghiên cứu”. Mới nghe qua thì có vẻ cái giá hơn 13 triệu VND (gần 600 USD ở Mỹ) cũng có lý. Nhưng rốt cuộc tựa game này làm được gì?

Nôm na là: nó hướng dẫn bạn… dán nhãn!

ADR là viết tắt của “European Agreement concerning the International Carriage of Dangerous Goods by Road”, tức “Hiệp Định châu Âu về việc vận chuyển quốc tế hàng hóa nguy hiểm bằng đường bộ”. Hàng hóa có các loại nhãn riêng, và nhiệm vụ chính của bạn là dán các loại nhãn để phù hợp với loại hàng hóa trên phương tiện.

Đương nhiên là game sẽ có một số hướng dẫn, thiết lập và cơ chế riêng đi kèm.

Nếu bạn nghĩ trò chơi này có vẻ đơn giản, thì đúng là nó… đơn giản thât. Phiên bản PC của game có giá 600 USD, còn phiên bản Android chỉ vỏn vẹn 7 USD.

Do vậy, cũng có khả năng là nhà sản xuất đã lỡ tay đánh “lộn” giá game. Tuy nhiên, sản phẩm này đã lên kệ từ tháng 4 và tới giờ vẫn có tổng cộng… 0 nhận xét về nó, nên nếu có nhầm lẫn, nhà sản xuất đã phải biết từ lâu rồi. Và cũng vì vậy tựa game này được chọn vào danh sách: Top 8 game Steam đắt “nổ ví”!

Tóm lại, ADR-Labelling Game phiên bản Steam là một tựa game mang tính giải trí cao,  thay vì ném tiền qua cửa sổ và nhìn nó bay theo gió, bạn đã có thể ném tiền cho Steam để sở hữu một tựa game mà chắc chắn rằng bạn bè bạn không có.

Còn nghiêm túc mà nói, nếu muốn thử trải nghiệm ADR-Labelling Game, thì hãy mua bản Android hoặc iOS thôi.

2. PHẦN MỀM LÀM VIỆC “MẶN” NHẤT
[rs_section_heading heading=”SPECTRALAYERS PRO 5 STEAM EDITION: 8.700.000 VNĐ”]Chỉ xét ở giá Việt Nam, phần mềm “đốt ví” bạn nhất hiện giờ là SpectraLayers Pro 5 Steam Edition. Đây là chương trình chỉnh sửa quang phổ âm thanh cực kì chi tiết và chính xác, giúp người dùng cắt ghép, hòa trộn, phục chế hay thiết kế những đoạn âm thanh quan trọng. Phần mềm chuyên nghiệp này hướng tới các nhà thiết kế âm thanh và sản xuất âm nhạc, hay thậm chí là cả khoa học pháp y, do vậy cũng không có gì khó hiểu khi nó mang mức giá “trên trời”.

Tuy nhiên, nếu kể đến tất cả các đơn vị tiền tệ thì “vương miện” cho phần mềm đắt giá phải thuộc về Strata Spaces VR – Professional Edition Upgrade. Đây là phiên bản nâng cấp mang tới nhiều công cụ hơn cho Strata Spaces VR, phần mềm cho các nhà thiết kế quan sát được các sản phẩm của mình trong không gian thực tại ảo. Nếu quyết định “mở ví” cho sản phẩm này, Strata Spaces VR – Professional Edition Upgrade sẽ “ngốn” của bạn 995 USD. Chắc cũng tại mức giá “chát chúa” vậy mà phần mềm này không hề có mặt tại các quốc gia sử dụng đồng tiền nào khác USD, kể cả Euro.

3. BUNDLE “HẠI VÍ” NHẤT
TOP 8 món hàng đắt "nổ ví" mà bạn có thể sắm trên Steam[rs_section_heading heading=”ACTIVISION COLLECTION: 23.192.000 VNĐ”]Ở Việt Nam, gói game (bundle) giá “khủng” nhất là tập hợp các tựa game của Activision: Activision Collection. Hiện tại, với 87 sản phẩm và các gói nội dung thêm, gói này sẽ “khoét” một chiếc lỗ rộng hơn 20 triệu (911 USD) trong ví bạn. Tuy nhiên, vì nó được tính theo dạng “bundle” nên nếu bạn sở hữu một vài sản phẩm có sẵn trong đó, bạn sẽ được trừ bớt một lượng tiền đáng kể khi mua gói này.

Còn nếu xét ở mọi khu vực, một gói bundle có giá nhỉnh hơn đôi chút cũng thuộc về Activision: Call of Duty Franchise Collection (962 USD). Gói này chứa các tựa game cộp mác Call of Duty cùng đầy đủ những bản nội dung thêm cho chúng. Đáng tiếc là gói này hiện đang không được bán ở VIệt Nam.

4. GÓI MICROTRANSACTION “KHỔNG LỒ” NHẤT
[rs_section_heading heading=”EVE ONLINE 15400 PLEX: 11.357.000 VNĐ”]Microtransaction là những giao dịch mua vật phẩm ảo trong game bằng tiền thật. Sử dụng microtransaction là cách mà nhiều nhà phát triển dần “bòn rút” tiền của người chơi, kể cả khi họ đã trả đủ giá cho game gốc, nên loại hình kinh doanh này thường không được cộng đồng nhìn nhận với ánh mắt “đẹp đẽ” lắm. Tuy nhiên, với những tựa game miễn phí như EVE Online thì microtransaction lại là nguồn thu thiết yếu.

PLEX là đơn vị tiền tệ chính trong EVE Online, nên nhà sản xuất đưa ra rất nhiều gói microtransaction chứa lượng PLEX khác nhau, và chắc chắn là bạn mua với số lượng càng lớn, bạn càng lời… hay ít ra lý thuyết là như vậy.

Gói 110 PLEX có giá gốc 113.500 VNĐ và là gói mua tiền nhỏ nhất. Đương nhiên đó cũng là gói “lỗ nhất”, bởi nếu bạn mua gấp 10 lần số đó, gói 1100 PLEX, bạn sẽ chỉ phải trả 8 lần tiền, 908.500 VNĐ. Vậy theo như logic thì gói đắt nhất hẳn sẽ là lời nhất đúng không nào? Để sở hữu 15400 PLEX gấp 140 lần gói nhỏ nhất, bạn chỉ cần trả 11.357.000 VNĐ, tức gấp có… 100 lần tiền thôi. Còn chờ gì nữa mà không mua…

Khoan đã! Dù có “lời” tới đâu thì sự thật vẫn không thay đổi: bạn đang ném hơn 10 triệu vào một tựa game đấy! Liệu số tiền đó dành cho duy nhất một tựa game có đáng không? Câu trả lời nằm ở bạn.

5. VIDEO “ĐẮT GIÁ” NHẤT
[rs_section_heading heading=”ULTIMATE CAREER GUIDE: 3D ARTIST: 1.600.000 VNĐ”]Video có giá “mặn” nhất Steam là bài hướng dẫn làm đồ họa 3D từ Marc Brunet.

Nắm hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành giải trí số, trong đó có 8 năm ở Blizzard Entertainment, anh đã đúc kết mọi kiến thức mình có được vào những video giảng dạy trong ULTIMATE Career Guide: 3D Artist, với lượng nội dung kéo dài tới 45 tiếng.

Sử dụng bảy phần mềm khác nhau trong bảy chương cùng một số nội dung thêm khác, loạt video này chứa đựng “cẩm nang thành công” của Marc Brunet, và cái giá 1.600.000 VNĐ cho bao kinh nghiệm để đời đó có lẽ cũng là quá ít với những ai thực sự muốn đi theo con đường phát triển đồ họa 3D.

6. PHẦN CỨNG “NẶNG” NHẤT
[rs_section_heading heading=”MAINGEAR DRIFT: 25.000.000 VNĐ ++”]Steam Machine có lẽ mãi là giấc mộng không thể cất cánh của Valve, khi hy vọng trở thành một dòng máy chơi game phổ cập mạnh mẽ của Steam Machine đã nhanh chóng lụi tàn. Một SteamOS xây dựng trên nền Linux vốn vắng vẻ game thủ, một cỗ máy thiếu sức mạnh để trải nghiệm những tựa game “bom tấn”, một trải nghiệm chưa mượt mà để tạo tiếng vang vào thời điểm ra mắt… lý do dẫn tới thất bại ấy có nhiều, và có lẽ hãng đã chấp nhận cái kết đắng khi gỡ bỏ các quảng cáo cho Steam Machine khỏi trang chủ của mình.

Maingear Drift có lẽ là một trong những mảnh vấn vương cuối cùng của Valve với Steam Machine. Chọn mua một cỗ máy Maingear Drift cũng khá tương tự với việc xây dựng một chiếc PC, chỉ khác là những lựa chọn về cấu hình của bạn sẽ được gói gọn trong một tập hợp phần cứng nhất định. Điểm nhấn của Maingear Drift có lẽ là độ nhỏ gọn của nó bởi cỗ máy này vốn là một chiếc Steam Machine, nên nó được chú trọng với thiết kế duyên dáng như console. Đặc biệt, bạn còn có thể tự chọn màu sơn cho sản phẩm của mình.

Với mức giá không phải là nhỏ, giới hạn phần cứng khá “lỗi thời”, tác dụng thua kém một chiếc Windows PC, có lẽ chẳng có lý gì để bạn chi tiền ra cho một chiếc Maingear Drift. Nhưng với những ai thoải mái tài chính và muốn trải nghiệm một phần “giấc mơ lụi tàn” của Valve thì có lẽ nó không phải là lựa chọn tồi.

7. MÓN ĐỒ TRÊN COMMUNITY MARKET ĐẮT NHẤT
TOP 8 món hàng đắt "nổ ví" mà bạn có thể sắm trên Steam[rs_section_heading heading=”VẬT PHẨM TRONG CS:GO VÀ DOTA 2: 40.000.000 VNĐ ++”]Steam Community Market là nơi hội tụ vô số món vật phẩm liên quan tới các trò chơi của Steam, và có không ít những món đồ với giá “trên trời” được rao bán ở đây.

Nhìn chung, do cách mà Steam Community Market hoạt động, bạn có thể rao một món đồ với bất kì giá nào bạn muốn, nên thứ gì đó đáng vứt đi cũng có thể được rao bán với giá… 40 triệu chẳng hạn. Do vậy, món đồ đắt nhất trên Steam Community Market chưa chắn đã là thứ giá trị.

Tuy nhiên, rất nhiều món đồ từ Counter-Strike: Global Offensive hay Dota 2 thật sự rất hiếm hoi đắt đỏ, thậm chí có thể chạm mốc tiền bán đồ tối đa 1800 USD của Steam hay được mua bán ở bên ngoài với lượng tiền cao hơn thế nữa. Do biến động giá và độ đa dạng cũng như mức thịnh hành của những món đồ, thực sự khá khó để chỉ đích xác được đâu là thứ đắt nhất, nhưng nếu bạn muốn mua vật phẩm trên Steam Community Market để về trưng trên trang cá nhân để thể hiện “ví dày”, thì hãy nhớ tới hai tựa game đó nhé.

8. TOÀN BỘ GAME + DLC ĐẮT NHẤT
[rs_section_heading heading=”TRAIN SIMULATOR + DLC: 75.000.000 VNĐ ++”]Nói đến tựa game có lượng DLC đi kèm khổng lồ nhất thì Train Simulator đã trở thành “truyền thuyết” từ lâu lắm rồi.

Tựa game ra mắt từ năm 2009, ngót nghét cũng đã gần 10 năm, với một cái giá khá “dễ thương”: 220.000 VND. Nhưng điểm đặc sắc của Train Simulator không nằm ở game gốc. Thay vì ra những phiên bản mới theo từng năm, ví dụ như dòng game Farming SimulatorDovetail Games đơn giản chỉ cập nhật nội dung thông qua các gói DLC liên tục. Cho tới hôm nay, số lượng DLC đã chạm mốc 463 và gần như chắc chắn sẽ không dừng ở đó. Nhiều gói DLC sẽ cho người trải nghiệm thêm lựa chọn… nhưng khi số lựa chọn ấy lên tới hàng trăm, chúng có lẽ sẽ khiến người chơi, đặc biệt là những người mới làm quen, choáng váng, lúng túng hơn là thoải mái.

Do vậy, nếu bạn mới bước chân vào Train Simulator thì có lẽ mua các gói được nhà sản xuất định sẵn sẽ phù hợp hơn là điểm qua từng DLC. Đương nhiên, nếu bạn muốn đỡ phải nghĩ và thể hiện độ dày của ví, thì chắc chắn ẵm gọn Train Simulator cùng toàn bộ các gói DLC sẽ đưa bạn lên tầm “huyền thoại” rồi.

Nếu bạn được chọn sở hữu một trong những sản phẩm của Steam mà Top 8 món hàng đắt “kinh khủng” đã nếu trên, đâu sẽ là lựa chọn của bạn? Hãy cho Vietgame.asia biết trong phần bình chọn phía dưới nhé!JTNDc2NyaXB0JTNFJTI4ZnVuY3Rpb24lMjhkJTJDcyUyQ2lkJTI5JTdCdmFyJTIwanMlMkNmanMlM0RkLmdldEVsZW1lbnRzQnlUYWdOYW1lJTI4cyUyOSU1QjAlNUQlM0JpZiUyOGQuZ2V0RWxlbWVudEJ5SWQlMjhpZCUyOSUyOXJldHVybiUzQmpzJTNEZC5jcmVhdGVFbGVtZW50JTI4cyUyOSUzQmpzLmlkJTNEaWQlM0Jqcy5zcmMlM0QlMjdodHRwcyUzQSUyRiUyRmVtYmVkLnBsYXlidXp6LmNvbSUyRnNkay5qcyUyNyUzQmZqcy5wYXJlbnROb2RlLmluc2VydEJlZm9yZSUyOGpzJTJDZmpzJTI5JTNCJTdEJTI4ZG9jdW1lbnQlMkMlMjdzY3JpcHQlMjclMkMlMjdwbGF5YnV6ei1zZGslMjclMjklMjklM0IlM0MlMkZzY3JpcHQlM0UlMEElM0NkaXYlMjBjbGFzcyUzRCUyMnBsYXlidXp6JTIyJTIwZGF0YS1pZCUzRCUyMmVhM2Q3MDE1LTdhYzQtNDUwOC1iZDdhLTdkZjFiMzg0NDBjOSUyMiUyMGRhdGEtc2hvdy1pbmZvJTNEJTIyZmFsc2UlMjIlM0UlM0MlMkZkaXYlM0U=

Tác giả

Thảo luận