Skip to content

Toy Odyssey: The Lost and Found – Đánh Giá Game

Toy Odyssey: The Lost and Found - Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC HIKER GAMES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]N[/dropcap]hiều năm trước, song hành cùng sự phát triển của làng game Việt với vai trò là một thị trường tiêu thụ game nước ngoài (phần nhiều là các MMO có xuất xứ từ Hàn Quốc, Trung Quốc), giới làm game Việt cũng đã có những bước đi chập chững đầu tiên của mình với hành trang lớn nhất là lòng đam mê, cùng ước mơ tạo nên những tựa game được đúc nên bởi chính những bàn tay người Việt.

Đáng tiếc, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, cho đến tận bây giờ, ngành làm game Việt vẫn đang loay hoay với bài toán tìm chỗ đứng cho mình ngay trên “sân nhà”, chứ đừng nói là thị trường quốc tế. Những đốm sáng chợt lóe lên rồi vụt tắt như Thuận Thiên Kiếm, 7554 hay mới đây là hiện tượng Flappy Bird, chẳng thể nào đủ để xua đi sự ảm đạm trong bức tranh tổng quan ngành sản xuất game Việt suốt những năm qua.

Những khó khăn, bế tắc, những thất bại đã đánh gục không ít những trái tim yêu game Việt từng một thời cháy bỏng khát khao. Nhưng may thay, đâu đó vẫn còn những bầu nhiệt huyết quyết tâm theo đuổi giấc mơ về những tựa game đủ tư cách đưa Việt Nam lên bản đồ của làng game thế giới nói chung và ngành công nghiệp sản xuất game toàn cầu nói riêng một cách đường hoàng.

Vào năm ngoái, Hiker Games (tiền thân là Emobi Games – nhà sản xuất của 7554) đã thành công trong chiến dịch vận động trên Steam Greenlight để đưa tựa game mới của mình là ToyQuest đến với nền tảng phân phối game lớn nhất thế giới của Valve. Và vừa mới đây, ToyQuest đã chính thức được phát hành với tên gọi mới, Toy Odyssey: The Lost and Found.

Mang theo kì vọng của không chỉ Hiker Games mà còn của cả làng game Việt trong việc đặt chân ra thị trường thế giới, liệu Toy Odyssey: The Lost and Found có thành công? Về mặt thương mại thì còn phải chờ xem sự ủng hộ của cộng đồng, còn về mặt chất lượng, hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu ngay dưới đây nhé![su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • OS: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: Intel Core i3-4160 3.6 GHz
  • RAM: 8 GB DDR3
  • VGA : ASUS GTX 750 Ti Strix OC 2 GB GDDR5
  • HDD: Seagate Barracuda 1 TB

RazerLogo

[/su_spoiler][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

NGÔI NHÀ NHỎ, CUỘC CHIẾN LỚN

Toy Odyssey: The Lost and Found bắt đầu câu chuyện với cậu bé Felix. Cùng bố mẹ dọn đến nơi ở mới, Felix không ngờ được rằng nơi đây lại không phải là một ngôi nhà bình thường. Hàng đêm, khi mọi người trong nhà đã say ngủ, những món đồ chơi của Felix lại “thức giấc” và đáng sợ thay, trong số đó có không ít những món đồ chơi “xấu” đứng về một thế lực hắc ám bí ẩn với những ý đồ chẳng tốt đẹp gì.

Nhưng, có đồ chơi “xấu” thì cũng có đồ chơi “tốt”. Nhận ra mối nguy hiểm mà mình, bạn bè, cậu chủ cùng gia đình của cậu đang phải đối mặt, Brand – chú bé đồ chơi rất được Felix yêu quý – đã quyết định dấn thân vào hành trình hung hiểm để đánh bại thể lực đen tối kia trước khi quá muộn.

Là một tựa game hành động màn hình ngang phong cách Metroidvania, lối chơi của Toy Odyssey: The Lost and Found phần lớn xoay quanh hai yếu tố: “nhảy” và “đánh”.[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

Layers Of Fear: Inheritance – Đánh Giá Game
This War of Mine: The Little Ones – Đánh Giá Game
Toy Odyssey: The Lost and Found – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note][su_quote]là một tựa game hành động màn hình ngang phong cách Metroidvania, lối chơi của Toy Odyssey: The Lost and Found phần lớn xoay quanh hai yếu tố: “nhảy” và “đánh”[/su_quote]Về phần “nhảy”, với lối thiết kế màn chơi đơn giản nhưng đủ khó, game đã làm tốt việc thử thách tài bay nhảy của Brand ở mức độ vừa phải, đủ để người chơi không thấy nhàm chán vì quá dễ hay quá khó. Duy chỉ có vấn đề là ở giai đoạn đầu khi chưa làm quen với game, bạn sẽ thường xuyên “sẩy chân” vì chưa biết đâu là những vị trí mình có thể đặt chân, đâu là không.

Còn về phần “đánh”, trong những phút đầu game, nếu là người thiếu kiên nhẫn, bạn có thể sẽ vội vàng đánh giá cơ chế chiến đấu của Toy Odyssey: The Lost and Found là quá đơn giản và thiếu hấp dẫn. Nhưng không, với việc chỉ cho phép bạn “đánh” mà không thể “đỡ”, game đòi hỏi bạn phải tận dụng tối đa khả năng “đánh và chạy” (hit and run) của mình theo hình thức căn bản là áp sát kẻ địch, tung ra một hai đòn tấn công rồi lui ra thật nhanh trước khi đối phương kịp trả đòn. Đừng dại mà đánh tay đôi với kẻ địch, có thắng thì bạn cũng chẳng “lời” đâu, vật phẩm hồi máu trong game thiếu thốn lắm!

Việc này có thể đơn giản khi Brand còn ở trên mặt đất với không gian rộng rãi, nhưng khi chiến đấu trong những khoảng không hẹp mà lại còn phải chú ý di chuyển qua lại giữa các bề mặt có tiết diện nhỏ ở trên tường thì thử thách dành cho bạn là không nhỏ, đặc biệt là khi bạn phải đối đầu với nhiều kẻ địch cùng lúc.

Một điểm thú vị không thể không kể đến của Toy Odyssey: The Lost and Found là việc sau mỗi lần Brand gục ngã, thì khi cậu bé thức dậy, toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà sẽ thay đổi (đây gọi là kỹ thuật tái tạo màn chơi ngẫu nhiên – Procedural Generation, mà đại diện tiêu biểu nổi tiếng nhất là Diablo), khiến bạn không tài nào biết trước được điều gì đang chờ mình ở căn phòng kế bên, cho dù bạn đã chơi bao lâu đi nữa. Không gì khác hơn, đây chính là điểm đặc sắc tạo nên giá trị chơi lại cho Toy Odyssey: The Lost and Found.Toy Odyssey: The Lost and Found - Đánh Giá GameToy Odyssey: The Lost and Found – Đánh Giá Game[su_divider]

SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ!

Toy Odyssey: The Lost and Found – Đánh Giá GameToy Odyssey: The Lost and Found – Đánh Giá GameBên cạnh việc tìm kiếm, thu thập các nguyên vật liệu để nâng cấp trang bị, vũ khí cho Brand để cậu bé đồ chơi này vững vàng hơn trên con đường đầy chông gai của mình, cũng như tập hợp các trang nhật ký rải rác trong nhà để hiểu thêm về cốt truyện của game, Toy Odyssey: The Lost and Found còn đòi hỏi bạn phải chú ý đến việc nâng cấp căn cứ của Brand và các đồng đội của cậu.

Cụ thể là xây dựng các công trình phòng thủ để giảm thiểu thiệt hại về người và của mà kẻ địch mang lại mỗi khi chúng tấn công căn cứ (khi Brand ra ngoài chiến đấu). Cân bằng được giữa việc “nâng cấp” Brand và nâng cấp căn cứ của cậu sẽ là bài toán không dễ tìm được lời giải.

Ngoài ra, cũng phải nhắc đến những tiểu tiết giá trị có mặt trong game như những chiếc ổn áp có thể thắp sáng các phần nhất định của ngôi nhà, giúp Brand ít nhiều biết trước được đoạn đường mà mình sắp đặt chân lên, những chiếc máy “xổ số” để bạn thử vận may của mình với cơ hội nhận được không ít các nguyên vật liệu giá trị, vô số thử thách bất ngờ như tiêu diệt toàn bộ kẻ địch trong cả phòng hay chạm đến chiếc rương phần thưởng mà không bị đối phương đánh trúng lần nào, giúp bước đường của Brand thú vị hơn không ít![su_quote]cân bằng được giữa việc “nâng cấp” Brand và nâng cấp căn cứ của cậu sẽ là bài toán không dễ để bạn tìm được lời giải[/su_quote][su_divider]Toy Odyssey: The Lost and Found - Đánh Giá Game

NỀN ĐỒ HỌA CHẤT LƯỢNG

Dù là với bất kỳ tựa game nào thì nền đồ họa của game, chứ không gì khác, chính là điều đầu tiên đập vào mắt và để lại ấn tượng về game trong lòng người chơi. Và với tâm huyết của mình, Hiker Games đã tạo nên một Toy Odyssey: The Lost and Found xứng đáng được khen ngợi về phương diện mỹ thuật.

Các họa sĩ của game đã khắc họa được một ngôi nhà “không bình thường” với sự âm u kì dị mà những tia sáng leo lét, yếu ớt không tài nào xua đi nổi thông qua những nét vẽ của mình. Những bức tranh treo tường, kệ tủ, giá sách, ghế nệm… mang đến cho người chơi cảm giác thân thuộc, ấm áp của gia đình nhưng đồng thời cũng là sự khó chịu, bí bách bởi không gian tối tăm dị thường mà chúng đang được đặt vào đó.

Môi trường của game là vậy, còn về tạo hình nhân vật, dù có cho mình hàng trăm mẫu nhân vật, quái vật khác nhau nhưng Toy Odyssey: The Lost and Found không hề khiến người chơi nhàm chán bởi sự trùng lặp. Mỗi tạo hình đều là độc nhất, có cho mình cá tính riêng biệt đặc sắc so với những tạo hình khác của game.[su_quote]Hiker Games đã tạo nên một Toy Odyssey: The Lost and Found xứng đáng được khen ngợi về phương diện mỹ thuật[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]Toy Odyssey: The Lost and Found - Đánh Giá Game

PHẦN LỒNG TIẾNG THẤT VỌNG…

Không chỉ có cho mình một phần nhạc nền chất lượng với những khúc hòa thanh thành công trong việc tạo cho người chơi cảm giác rờn rợn, xen lẫn tò mò khi mò mẫm trong bóng đêm của game, Toy Odyssey: The Lost and Found còn đáng được ghi nhận ở khâu mô phỏng âm thanh khi nhà làm game đã xây dựng ổn thỏa một bầu không khí chân thực và hấp dẫn cho game từ những tiếng va chạm, tiếng súng, tiếng nổ…

Vậy nhưng, cùng với một bộ phận lớn câu thoại không được lồng tiếng, chất giọng khó chịu kết hợp cùng tốc độ “nói… như đọc rap” của nhân vật Brand là lý do khiến Toy Odyssey: The Lost and Found mất điểm đáng kể về mảng lồng tiếng nói riêng và âm thanh nói chung, một điều thực sự đáng tiếc khi phần nhạc nền và mô phỏng âm thanh, như vừa nói ở trên, đã làm tốt phần việc của mình trong game.[su_quote]Toy Odyssey: The Lost and Found mất điểm đáng kể về mảng lồng tiếng nói riêng và âm thanh nói chung[/su_quote][su_divider]Toy Odyssey: The Lost and Found – Đánh Giá Game

PHẦN ĐẦU GAME “KHỔ ẢI”, THIẾT KẾ KẺ ĐỊCH CHƯA TỐT

Buộc người chơi không chỉ phải lo lắng đến việc “nâng cấp” Brand ngày một mạnh mẽ hơn, mà còn phải suy tính để xây dựng căn cứ vững chãi để đứng vững trước những đợt tấn công của kẻ địch, là một nét sáng tạo đáng kể của Hiker Games đối với Toy Odyssey: The Lost and Found.

Vậy nhưng, tác dụng phụ của lối thiết kế này theo chiều hướng tiêu cực, lại là không nhỏ.

Trong giai đoạn đầu game, khi hệ thống phòng thủ căn cứ của bạn mới chỉ là con số không tròn trĩnh, thì bạn khá dễ rơi vào vòng luẩn quẩn khi mà những nguyên vật liệu dày công thu thập, tích lũy cứ thế “không cánh mà bay” vì những đợt tấn công của quân địch trước khi bạn kịp xây dựng các công trình phòng thủ. Mà như đã nói ở trên, đâu chỉ cướp đi tài nguyên, kẻ địch của Brand còn “sẵn lòng” bắt đi những đồng đội của cậu trong mỗi chuyến tập kích. Trong quá trình trải nghiệm game ở giai đoạn đầu, người viết đã tốn không ít thời gian để đi giải cứu những nhân vật này, không chỉ một mà là nhiều lần. Cá biệt, có nhân vật bị bắt đi, để rồi Brand phải giải cứu, đến bốn lần!

Rốt cuộc, với lối thiết kế này của Toy Odyssey: The Lost and Found, bạn buộc phải thiết lập hệ thống phòng thủ cho căn cứ của mình trong game càng sớm càng tốt, đồng nghĩa với việc trong những đêm đầu tiên kể từ khi có được sinh mệnh của mình, Brand sẽ phải chấp nhận “nhịn” không được nâng cấp vũ khí và trang bị của mình (vì nó tiêu tốn kha khá tài nguyên), khiến hành trình phiêu lưu, chiến đấu và tất nhiên là thu thập nguyên vật liệu của cậu gian nan không ít.

Đáng ra, sẽ là hợp lý hơn nhiều nếu Toy Odyssey: The Lost and Found cho người chơi một khoảng thời gian “yên bình” đầu game để “sửa soạn” cho nhân vật chính, cũng như xây dựng các công trình phòng thủ của mình trước khi những món đồ chơi xấu bắt đầu tổ chức các đợt tấn công vào căn cứ của Brand. Được như thế, game sẽ “công bằng” và hấp dẫn hơn rất nhiều![su_quote]sẽ là hợp lý hơn nhiều nếu Toy Odyssey: The Lost and Found cho người chơi một khoảng thời gian “yên bình” đầu game[/su_quote]Ngoài ra, trong chuyến phiêu lưu của mình, Brand phải đối đầu với hàng trăm loại kẻ địch đa dạng khác nhau mà Hiker Games đã dày công thiết kế. Mỗi loại kẻ địch đều có cho mình đặc tính và sự nguy hiểm riêng nhưng điểm chung của chúng là thường xuyên… không được thông minh cho lắm! Điển hình nhất trong đó là việc chúng tự làm “kẹt” mình ở một vị trí nào đó trong màn chơi, tự biến mình thành những “con mồi” không thể dễ xơi hơn cho Brand.

Nhưng đổi lại, đôi khi chính việc “ngồi lì” một chỗ lại khiến kẻ địch của Brand buộc cậu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải xáp là cà với chúng ở cự ly gần, tham gia vào những cuộc chiến “mắt trả mắt, răng trả răng” mà dù có giành chiến thắng, thiệt hại mà Brand phải chịu (về lượng “máu”) là không hề nhỏ….[su_divider]

  • OS: Windows XP / Vista / 7 / 10
  • CPU: 2.5 GHz
  • RAM: 2 GB
  • HDD: 2 GB
  • GPU: NVIDIA GeForce 8600 / 9600GT, ATI / AMD Radeon HD2600 / 3600
  • DirectX: 9.0c

[su_note note_color=”#00ccff”]

[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]

14.99 USD

[/su_service][/su_note][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.hikergames.com/en/game/pc/toy-odyssey-158.html”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/ToyOdysseyTheLostandTheFound/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/ToyOdyssey”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/392410/”][/su_icon_panel]

Tác giả