Skip to content

Game nhập vai – Cuộc hành trình “nhập vai” kỳ ảo (kỳ II)

Game nhập vai – Cuộc hành trình “nhập vai” kỳ ảo (kỳ II)

BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢ[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]ội dung đặc sắc, những nhân vật đầy cá tính, lối chơi quyến rũ mê hoặc và trên hết là cảm giác đắm chìm trong những thế giới kì ảo theo cách mà ít có thể loại nào làm được. Rõ ràng có rất nhiều lí do để chúng ta yêu thích game nhập vai (RPG)!

Vậy bạn đã biết gì về dòng game này? Sự khác biệt giữa RPG Nhật Bảnphương Tây là gì?

Hôm nay, Vietgame.asia mời bạn tiếp tục chuyến hành trình nho nhỏ tìm hiểu về lịch sử của thể loại trò chơi, có lẽ là vĩ đại bậc nhất của thế giới game này.Xin lưu ý: Khái niệm “game nhập vai” thật sự rất rộng lớn và có lịch sử lâu đời (những hình thức sơ khai đã xuất hiện cách đây cả… vài trăm năm). Từ kiểu chơi trên giấy (pen-and-paper), dạng “bàn cờ” (tabletop) cho đến cả “đánh trận giả” (wargame – bạn đóng vai tướng lĩnh trên bàn cờ trận địa) đều có thể xếp vào các dạng nhập vai.

Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, dĩ nhiên chúng ta chỉ nói đến các trò chơi điện tử nhập vai (video game RPG).

KHÁC BIỆT VĂN HÓA
Sau thành công của game nhập vai trên console ở Nhật Bản, thể loại nhập vai bắt đầu được chia thành hai loại tương đối khác biệt: PC RPG và console RPG dựa trên phong cách, lối chơi và những đặc điểm văn hóa.

Tuy vậy, đầu những năm 2000, khi ranh giới giữa các nền tảng mờ dần, người ta bắt đầu dùng một cụm từ “chuẩn hóa” hơn cho chúng: game nhập vai phương Tây (WRPG) và Nhật Bản (JRPG).

Mặc dù có chung những nền tảng cơ bản, giữa hai phong cách vẫn có sự khác biệt khá rõ. WRPG thường chọn tông màu tối, có phần u ám, nhân vật trưởng thành, đánh mạnh vào yếu tố “di chuyển tự do” (free roaming), tính thực tế và những luật lệ, quy tắc của trò chơi (gọi là “rules-based” hay “system-based”).
RPG History (14)

Trong khi phương Tây thường duy trì kiểu tạo hình bặm trợn, “cao to đen hôi”, rất ngầu và nam tính, cả trong hình thể lẫn tính cách, thì nhân vật chính trong các JRPG thường là các thiếu niên trẻ, có phần thư sinh, các “mỹ nam” với vẻ đẹp nhiều khi là… phi giới tính
Ngược lại, JRPG hướng đến sự tươi sáng, đồ họa anime, nhân vật trẻ trung nhí nhảnh, lối chơi tốc độ cao và cốt truyện tuyến tính, được sắp đặt chặt chẽ với những tình tiết phức tạp (“action-based” hay “story-based”).

Mặt khác, game nhập vai phương Tây thường cho người chơi tạo nhân vật “từ giấy trắng” và từ cuối 1990 bắt đầu đẩy mạnh sử dụng hệ thống “cây hội thoại” (dialogue tree). Trong khi đó, JRPG hướng đến việc phát triển những nhân vật đã được định hình sẵn, thường không cho phép tạo hay chọn nhân vật muốn chơi, cũng như những quyết định có thể ảnh hưởng đến cốt truyện.

Đầu những năm 90, game nhập vai Nhật Bản rất giống các tiểu thuyết huyền ảo, sau đó dần chuyển sang phong cách điện ảnh (Final Fantasy). Đầu những năm 2000, WRPG cũng đi theo hướng “cinematic” (Mass Effect).

Một trong những lí do cho các khác biệt này là rất nhiều RPG Nhật Bản thời kì đầu có thể coi là một dạng manga tương tác, hay anime “có luật chơi”, đó là chưa kể sức ảnh hưởng từ visual novel – một “đặc sản” ở Nhật. Kết quả là, RPG console Nhật Bản tự tách biệt mình với phần còn lại, bằng cách tập trung vào lối dẫn chuyện với kịch bản định sẵn, tâm lý tình cảm… Hàn Quốc và lối chơi tuyến tính.

Những năm gần đây, xu hướng này thậm chí được WRPG “học tập” bằng cách sử dụng kiểu dẫn truyện có cấu trúc chặt chẽ hơn, xa rời những “con số và luật lệ”, hệ thống chiến đấu cũng được cải biến cho giống các game hành động. Thêm vào đó, một lượng lớn các tựa game Indie phương Tây đã học theo JRPG, đặc biệt trong thời kì 16 bit, một phần do sự phổ biến của bộ công cụ làm game RPG Maker.
RPG History (11)Một khác biệt khác cũng rất nổi bật là sự thống trị của kawaisa (phong cách “dễ thương”) trong văn hóa Nhật, cũng như những cách tiếp cận khác nhau khi nói về thẩm mỹ nhân vật.

Trong khi phương Tây thường duy trì kiểu tạo hình bặm trợn, “cao to đen hôi”, rất ngầu và nam tính, cả trong hình thể lẫn tính cách, thì nhân vật chính trong các JRPG thường là các thiếu niên trẻ, có phần thư sinh, các “mỹ nam” (bishounen – mỹ thiếu niên) với vẻ đẹp nhiều khi là… phi giới tính.

Sự khác biệt về phong cách phản ánh rất rõ đối tượng khán giả: WRPG thường nhắm vào nam giới từ tuổi “teen” đến trưởng thành, trong khi JRPG hướng đến lượng người chơi đông đảo hơn nhiều, bao gồm cả nữ giới (một ví dụ: lượng người chơi nữ chiếm gần 1/3 số người hâm mộ Final Fantasy XIII).

Một số nhà báo và nhà thiết kế game tỏ ý nghi ngờ sự phân loại văn hóa này. Họ cho rằng sự khác biệt Đông và Tây đã bị thổi phồng.

Trong một lần phỏng vấn tại E3, nhà thiết kế Tetsuya Nomura của Square Enix (cha đẻ của hai dòng game Final FantasyKingdom Hearts), cho rằng: không nên phân biệt game nhập vai bởi xuất xứ, mà chỉ nên dựa vào bản chất của chúng: RPG.RPG History (13)

Huyền thoại Hironobu Sakaguchi (nhà sáng tạo Final FantasyThe Last Story) thì chỉ ra rằng “trong khi người ta thường phân loại JRPG là dạng “theo lượt, truyền thống” và WRPG là thứ “sinh ra từ góc nhìn người thứ nhất”, có những tựa game chẳng thuộc vào loại nào (ông muốn ám chỉ Chrono Trigger và dòng Mana).

Đạo diễn của dòng game Xeno – Tetsuya Takahashi – khi nói về Xenoblade Chronicles, đã nói: “tôi không biết từ lúc nào người ta bắt đầu dùng cụm từ JRPG, nhưng nếu trò chơi này có thể làm người ta nghĩ lại, tôi sẽ rất vui sướng”.

Tác giả Jeremy Parish của 1UP.com cho rằng “Xenoblade đã cho những người bị ám ảnh với việc phân biệt JRPGWRPG thấy rằng có những thứ chẳng thuộc về bên nào”.

Nick Doerr của Joystiq không đồng tình với chỉ trích cho rằng JRPG “quá tuyến tính”, anh cho rằng cũng không thiếu game nhập vai Nhật phi tuyến tính.

Tương tự, Rowan Kaiser của Joystiq cũng chỉ ra WRPG trên PC cũng từng rất tuyến tính vào những năm 90. Sự khác biệt giữa JRPGWRPG, e rằng vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết!

NHỮNG CÁI TÊN NỔI BẬT
RPG History (8)Hãy cùng bắt đầu với một số “tổ phụ” của làng RPG! Don Daglow là người đã tạo nên trò chơi điện tử nhập vai đầu tiên: Dungeon năm 1975; Yuji Horii là cái tên mà các fan Dragon Quest sẽ phải nhắc đến; nếu không có Hironobu Sakaguchi, thế giới đã không có một Final Fantasy ngày nay; Richard Garriott đã tạo ra Ultima – dòng game thủy tổ của các RPG hiện đại; Brenda Brathwaite đã một tay viết kịch bản và thiết kế nên Wizardry; Ray Muzyka và Greg Zeschuk đã thành lập Bioware – công ty đã và vẫn đang là “siêu sao” trong số những nhà phát triển RPG.
Thật đáng ngạc nhiên, dòng game RPG bán chạy nhất mọi thời đại là… Pokemon, với 260 triệu bản tính đến tháng 3/2014. Chỉ riêng Pokemon Red, Blue và Green đã bán được gần 24 triệu bản (hơn 10 triệu ở Nhật, 9.8 triệu ở Mỹ và 3.5 triệu ở Anh)
Thêm vào đó, Ryozo Tsujimoto (Monster Hunters) và Katsura Hashino (Persona) là hai trong số “Những nhà phát triển game Nhật bạn nên biết” theo danh sách của 1UP năm 2010. Một tên tuổi khác cũng rất đáng chú ý là Bethesda, với hai dòng game huyền thoại: FalloutThe Elder Scrolls.

Thật đáng ngạc nhiên, dòng game RPG bán chạy nhất mọi thời đại là… Pokemon, với 260 triệu bản tính đến tháng 3/2014. Hạng hai và ba lần lượt thuộc về hai đại diện vĩ đại của JRPG: Final FantasyDragon Quest đến từ Square Enix với hơn 110 và 64 triệu bản. Chỉ riêng Pokemon Red, Blue và Green đã bán được gần 24 triệu bản (hơn 10 triệu ở Nhật, 9.8 triệu ở Mỹ và 3.5 triệu ở Anh).

Gần như tất cả các tựa game trong dòng chính Final FantasyDragon Quest đều bán hơn 1 triệu bản mỗi phần, một số còn vượt qua 4 triệu bản. Tựa game bán chạy nhất của Square EnixFinal Fantasy VII, với hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới.game-nhap-vai-cuoc-hanh-trinh-nhap-vai-ky-ao-ky-iiMột trong những RPG trên PC bán chạy nhất là World of Warcraft với 11.5 triệu người đăng kí, tính đến tháng 5/2010. Trong số RPG PC chơi đơn, Diablo 2 bán được nhiều nhất, với con số thống kê gần nhất là 4 triệu bản năm 2001. Khoảng 11 triệu người vẫn hàng ngày chơi Diablo 2Starcraft qua Battle.net. Nếu tính cả dòng game, Diablo đã bán hơn 20 triệu bản. Con số này sẽ còn tăng lên nhiều vì Diablo 3 đã được phát hành cho Mac, PC, console và cả các hệ máy next-gen như PS4, Xbox One.

Dòng game Dragon Quest đạt 6 kỉ lục thế giới theo “Sách kỉ lục Guinness bản 2008 Gamer’s Edition”, bao gồm “Game nhập vai trên Super Famicom bán chạy nhất”, “Game bán nhanh nhất ở Nhật Bản” và “Dòng game đầu tiên gợi cảm hứng cho một vở Ballet”.

Trong khi đó, dòng Pokemon cũng đạt được 8 kỉ lục, bao gồm: “Dòng game nhập vai thành công nhất mọi thời đại”. Diablo 2 được ghi nhận năm 2000 (bản standard) như là trò chơi PC bán nhanh nhất, với hơn 1 triệu bản sau hai tuần đầu; mặc dù con số này rõ ràng là không thể so với các tựa game ngày nay.

Theo Metacritic, đến tháng 5/2011, trò chơi được đánh giá cao nhất là bản Xbox 360 của Mass Effect 2, với điểm Metascore trung bình là 96/100. Theo GameRankings, bốn game nhập vai được đánh giá cao nhất, tính đến 5/2010 là Mass Effect 2 với 95.7% (bản Xbox 360), Fallout 3: Game of the Year Edition 95.4% (bản PS3), Chrono Trigger 95.1% và Star Wars: Knight of the Old Republic 94.1% cho bản Xbox.
RPG History (12)Final Fantasy VII dẫn đầu danh sách “26 RPG hay nhất mọi thời đại” của GamePro, cuộc bình chọn “Game của thế kỉ” dành cho độc giả IGN năm 2000 và “Game hay nhất” (Best game ever) của GameFAQs năm 2004, 2005. Nó cũng được chọn trong danh sách “100 game vĩ đại nhất mọi thời” của tạp chí Empire với tư cách game RPG được đánh giá cao nhất, đứng thứ 2 cả danh sách.

Còn trong “100 game của mọi thời đại” của IGN, RPG được đánh giá cao nhất là Final Fantasy VI ở vị trí thứ 9; trong cả hai giải “Độc giả bình chọn” của IGN năm 2006, 2008, Chrono Trigger là game nhập vai hay nhất, xếp thứ 2. Final Fantasy VI cũng là RPG xếp hạng cao nhất trong danh sách “200 game hay nhất mọi thời đại” của Game Informer (hạng 8) và cũng là một trong tám trò chơi được lên trang bìa số 200 của tạp chí.

Cuộc bình chọn 2006 của độc giả Famitsu cũng cho thấy sự thống trị của RPG: gần 12 tựa game xuất hiện trong top 20. Phần lớn trong số chúng là game Nhật nhưng cũng có một số RPG phương Tây lọt vào “bảng vàng”. Những trò chơi xếp hạng cao nhất là Final Fantasy X, Final Fantasy VIIDragon Warrior 3.

Thập kỉ vừa rồi, dòng game Megami Tensei đã đứng đầu một số danh sách “RPG của thập kỉ”. Chẳng hạn như Shin Megami Tensei: Digital Devil Saga 1 & 2Shin Megami Tensei: Persona 3 dẫn đầu “Top 20 RPG của thập kỉ qua” trên RPGFan.

LỜI KẾT
Bạn đọc vừa điểm qua “trang sử hào hùng” của game nhập vai, một trong những thể loại trò chơi lớn và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thế giới game. Chắc hẳn ai cũng đã một lần trải nghiệm những tựa game kinh điển được nhắc đến trong bài.

Tác giả chỉ hi vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những giây phút hồi tưởng và giải trí thú vị, rất mong nhận được những phản hồi và đóng góp của bạn đọc để Vietgame.asia có thể phục vụ bạn đọc tốt hơn nữa. Xin chào và hẹn gặp lại!

Tác giả

Liam Shadow

The Legend

Thảo luận